Chuyển đổi phương thức hoạt động của một số đơn vị viễn thông
* VNPT thoái vốn tại 50 công ty, quỹ, ngân hàng
Theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa được Chính phủ ban hành, VNPT sẽ thoái vốn tại 50 công ty, quỹ, ngân hàng.
Các công ty, quỹ, ngân hàng mà VNPT thoái vốn như Công ty cổ phần Bất động sản Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT Land); Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT); Công ty cổ phần Đầu tư Viễn thông và Hạ tầng đô thị (ITC); Công ty cổ phần viễn thông VTC; Quỹ đầu tư Việt Nam (BVIM); Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (SFA2); Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam; Công ty Tài chính Bưu điện (PTF);....
VNPT có 71 đơn vị trực thuộc; 2 công ty con do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ: Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) và Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT - Vinaphone); 5 công ty con khác và 3 đơn vị sự nghiệp của VNPT (Bệnh viện Bưu điện (tại TP Hà Nội); Bệnh viện Đa khoa Bưu điện (tại TP Hồ Chí Minh); Bệnh viện Phục hồi chức năng Bưu điện (tại TP Hải Phòng);...
Vốn điều lệ của VNPT là 72.237 tỷ đồng. Nhà nước là chủ sở hữu của VNPT. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có liên quan, Hội đồng thành viên VNPT thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của VNPT gồm: Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Kiểm soát viên; các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng; bộ máy giúp việc: Văn phòng và các Ban tham mưu.
Hội đồng thành viên VNPT có 7 thành viên. Các thành viên Hội đồng thành viên cùng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước, trước pháp luật về mọi hoạt động của VNPT và về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho VNPT và chủ sở hữu nhà nước, trừ thành viên biểu quyết không tán thành quyết định này; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ này, Luật Doanh nghiệp và pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh chính của VNPT là kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện; tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện.
* Vietnamobile chuyển đổi hình thức đầu tư
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư từ Hợp đồng Hợp tác kinh doanh về thiết lập và hoạt động mạng viễn thông di động mặt đất giữa Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội và Hutchison Telecommunications (Vietnam) S.À.R.L (Hợp đồng BCC) thành Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile.
Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trong Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile không quá 49% vốn điều lệ
Theo đó, thành lập công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile gồm 3 cổ đông: Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội, góp 50% vốn điều lệ; Hutchison Telecommunications (Vietnam) S.À.R.L, góp 49% vốn điều lệ; bà Trịnh Minh Châu, quốc tịch Việt Nam góp 1% vốn điều lệ.
Tổng vốn đầu tư điều chỉnh là 1,248 tỷ USD. Thời hạn thực hiện dự án 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tỷ lệ cổ phần nhà nước tại Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội thực hiện theo quy định tại Quyết định số 55/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần, vốn góp chi phối.
Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trong Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile không quá 49% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile được xử lý tài chính và chuyển lỗ của các bên liên doanh liên quan đến Hợp đồng BCC khi chuyển thành công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nợ nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến đầu tư thực hiện Hợp đồng BCC.
Các khoản nợ phải đảm bảo có đủ hóa đơn, chứng từ, biên bản xác nhận nghĩa vụ nợ các bên có liên quan; không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với tài sản góp vốn khi chuyển đổi từ Hợp đồng BCC thành công ty cổ phần.
Khi chuyển từ Hợp đồng BCC thành Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile, kế thừa cam kết chuyển giao tài sản không bồi hoàn cho cổ đông nhà nước trong Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội theo quy định.
Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile báo cáo cơ quan có thẩm quyền để chuyển giao tài sản không bồi hoàn của Dự án đầu tư Hợp đồng BCC.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xử lý cụ thể theo quy định bảo đảm lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của Nhà đầu tư, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Sau tái cơ cấu, dư nợ của Vinalines giảm mạnh
07:35' - 08/03/2016
Dư nợ hiện nay của Vinalines là gần 6.200 tỷ đồng, giảm 46% so với thời điểm ngày 31/12/2013 trước tái cơ cấu (11.425 tỷ đồng). Đây được coi là điểm sáng trong tái cơ cấu của của Vinalines.
-
Tài chính
Khó xác định giá trị doanh nghiệp xây dựng khi cổ phần hóa
06:05' - 04/03/2016
Tính đến thời điểm này, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành công tác cổ phần hóa 10/14 Công ty mẹ - Tổng công ty trực thuộc.
-
Chứng khoán
Vinamco quyết nắm 100% cổ phần Vinamotor
09:08' - 26/02/2016
Giao dịch này đang được thực hiện từ ngày 17/2 đến 31/3/2016. Mức giá chào mua công khai được Vinamco đưa ra là 14.613 đồng/cp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.