Chuyển đổi số - cuộc chiến "sống còn" của ngành ngân hàng
Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ đã nêu rõ, một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên chuyển đổi số trước tiên là ngành tài chính - ngân hàng.
* Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu
Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng.
Sự tích hợp này cho phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng.
Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Trong bối cảnh kinh tế số phát triển, lĩnh vực ngân hàng số trở thành định hướng tập trung nhằm tạo ra các dịch vụ mới và xây dựng nên lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng.
Xu hướng này càng được củng cố hơn khi thanh toán điện tử được đẩy mạnh trong những năm gần đây, tạo nên làn sóng thúc đẩy phát triển mảng ngân hàng số tại Việt Nam.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) cho rằng số hóa là xu thế tất yếu, là cuộc chiến "sống còn" của ngành ngân hàng và bối cảnh dịch COVID-19 đã góp phần cộng hưởng, đẩy nhanh quá trình này.
PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, sự phát triển kỹ thuật số đã và đang thay đổi các nền kinh tế trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt.
Trong xu thế số hóa mạnh mẽ đó, phát triển ngân hàng số dường như là con đường tất yếu phải đi của các ngân hàng Việt Nam, là "cuộc đua" không có điểm dừng, thậm chí là cuộc chiến "sống còn" nếu không muốn thất bại.
Theo ông Ngô Trí Long, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng tạo ra hai lợi ích cơ bản là giảm thiểu chi phí giao dịch và gia tăng lợi nhuận.
Các ngân hàng và tổ chức tài chính cần chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, luôn đổi mới và thích ứng với chuyển đổi số ngân hàng.
Theo thống kê trong thời gian qua, có 95% tổ chức tín dụng đã, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 39% tổ chức đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh công nghệ thông tin. Có 42% tổ chức đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số.
Về lợi ích của chuyển đổi số trong vòng 3-5 năm tới, có 82,5% ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%; 58,1% ngân hàng kỳ vọng trên 60% khách hàng sử dụng kênh số và 44,4% ngân hàng kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt mức trên 50%.
Chuyển đổi mạnh mẽ nhất là nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ra mắt ứng dụng ngân hàng số Digibank; Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát động chiến dịch chuyển đổi số "BIDV digi up", công bố nhiều dự án chuyển đổi số.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) Lê Đức Thọ cho biết, ngân hàng có kế hoạch xây dựng ứng dụng "chatbot" (robot tự động nói chuyện, tương tác với khách hàng) “đa nhiệm” hơn.
Ngay tại khu vực lấy số thứ tự, VietinBank trang bị camera nhận diện, thu thập thông tin, kết hợp với ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã giúp rút ngắn thời gian giao dịch, tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng tập trung vào chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại sự thuận lợi hơn cho khách hàng.
Chẳng hạn như Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) có robot hỗ trợ giao dịch. Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) có hệ thống ngân hàng tự động (LiveBank)...
* Thách thức hạ tầng, rủi ro bảo mật
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chuyển đổi số, các chuyên gia đều nhận thấy các ngân hàng cũng gặp phải không ít thách thức.
Trước hết là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, trở thành điểm nghẽn đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số mà cụ thể là những vướng mắc trong luật giao dịch điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử trong giao dịch ngân hàng.
Bên cạnh đó là những hạn chế về cơ sở hạ tầng, liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng số đồng bộ, tập trung, chuẩn kỹ thuật kết nối, chuẩn dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung, hạ tầng an ninh, bảo mật….
Ngoài ra là sự tham gia của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trong hợp tác với ngân hàng, đặt ra các vấn đề như: an ninh an toàn, bảo mật thông tin...
Xu hướng gia tăng tội phạm công nghệ cao với nhiều thủ đoạn mới và ngày càng tinh vi. Cụ thể, rủi ro lộ SMS OTP, rủi ro từ người thân, rủi ro từ tài khoản giả mạo, mua bán dùng chứng minh thư giả để mở tài khoản. Khi khách hàng bị lừa tiền, tiền chuyển rất nhanh qua các tài khoản giả mạo.
Điều này dẫn đến không định danh được người thực hiện giao dịch, khó khăn trong điều tra thu hồi tiền cho khách.
Trên thực tế, theo ông Dương Trọng Chữ, Giám đốc khối Ngân hàng số của LienVietPostBank, ngay cả những tập đoàn lớn trên thế giới đều cũng có những sự cố liên quan đến bảo mật.
Không có một nền tảng công nghệ nào tuyệt đối bất khả xâm phạm. Vì vậy, bên cung cấp dịch vụ phải không ngừng nâng cấp, nâng cao tính an toàn, chắc chắn của hệ thống. Đặc biệt, phải có những kịch bản để xử lý sự cố khi xảy ra.
Do đó, các ngân hàng cần đầu tư đầy đủ công nghệ, hệ thống bảo mật theo chuẩn mực thế giới. Song song với đó, ý thức, cũng như tinh thần của mỗi khách hàng cần phải nâng cao khi dùng dịch vụ ngân hàng số.
Để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng số, một trong những điểm đáng quan tâm là Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, xin ý kiến để trình Thủ tướng Chính phủ Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt.
Đồng thời, một trong những giải pháp nữa được Ngân hàng Nhà nước đặt ra là xây dựng hướng dẫn về định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC); hướng dẫn chi tiết về chia sẻ dữ liệu, bảo vệ thông tin, dữ liệu khách hàng, phòng ngừa rủi ro an ninh mạng (cyber security).
Ngân hàng Nhà nước hiện cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ chế Sandbox và đang chuẩn bị Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về thể chế thử nghiệm Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Các chuyên gia cho rằng, không chỉ về cơ chế, chính sách, hạ tầng công nghệ số cũng rất cần được chú trọng.
Phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ ngành ngân hàng hỗ trợ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ số, chia sẻ dữ liệu số.
Cùng với đó tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, ứng dụng ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác để mở rộng hệ sinh thái số.
Mở rộng và kết nối hệ sinh thái là việc rất quan trọng, xuất phát từ chính ngân hàng và là việc phải làm. Có thể thấy ngay trong dịch COVID-19, hàng loạt ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng đã tích hợp dịch vụ đi chợ online (mà trước đó chưa có) để đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu đảm bảo an toàn của thực tiễn, gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) nhận định, ngân hàng số là cái đích, chuyển đổi số là một quá trình. Ngân hàng số có nhiều mức độ.
Trong đó, 1.0 là giai đoạn ngân hàng đa kênh cung cấp nhiều dịch vụ như internet banking, mobile banking.
Ngân hàng 2.0 là thời kỳ hợp kênh, đưa mọi dịch vụ lên một ứng dụng, thuận tiện cho người dùng sử dụng.
Đến giai đoạn 3.0, người dùng có thể thực hiện tất cả dịch vụ tài chính từ xa mà không cần đến ngân hàng.
Giai đoạn 4.0, các ngân hàng tập trung vào trải nghiệm, cá nhân hóa người dùng. Mỗi ngân hàng sẽ chọn hướng phát triển ngân hàng số phù hợp với nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng tới./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Chuyển đổi thành công giao thức internet, sẵn sàng cho xây dựng chính phủ số
08:39' - 04/03/2021
Mạng internet đang chuyển đổi từ giao thức internet thế hệ 4 (IPv4) sang thế hệ mới IPv6, Việt Nam xây dựng và phát triển các công nghệ, nền tảng phục vụ chuyển đổi số và xây dựng chính phủ số.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn TH khởi động Dự án chuyển đổi nền tảng công nghệ SAP S/4 HANA
17:54' - 03/03/2021
Ngày 3/3, Tập đoàn TH chính thức khởi động Dự án chuyển đổi nền tảng công nghệ của Tập đoàn TH lên SAP S/4 HANA.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank đầu tư nguồn lực thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia
09:53'
Agribank đang chuyển mình mạnh mẽ từ một ngân hàng truyền thống với thế mạnh ở nông thôn, trở thành một ngân hàng số toàn diện, hiện đại, an toàn và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/4: Giá USD và NDT đồng loạt tăng mạnh
08:58'
Vietcombank và BIDV cùng tăng mạnh tỷ giá USD hôm nay lên mức 25.822 - 26.182 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu giảm mạnh trong quý II/2025, lãi suất tiếp tục ổn định
19:32' - 08/04/2025
Các tổ chức tín dụng bày tỏ kỳ vọng tích cực về nhiều mặt, đặc biệt là xu hướng giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu và sự ổn định của mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp tục vươn lên vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam
15:26' - 08/04/2025
Huy động vốn từ dân cư và tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) của Agribank luôn đứng đầu thị trường.
-
Ngân hàng
Cập nhật lãi suất tiết kiệm mới nhất tháng 4/2025 tại VietinBank
15:00' - 08/04/2025
Mức lãi suất cao nhất hiện nay tại VietinBank là 4,8%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi từ 24 tháng trở lên.
-
Ngân hàng
Cập nhật lãi suất tiết kiệm mới nhất tại Agribank tháng 4/2025
14:00' - 08/04/2025
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) niêm yết biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất tháng 4/2025 với mức lãi suất cao nhất là 4,8%/năm.
-
Ngân hàng
BIDV điều chỉnh lãi suất tiền gửi, cao nhất lên tới 4,9%/năm cho kỳ hạn dài
11:40' - 08/04/2025
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa cập nhật biểu lãi suất tiền gửi mới nhất dành cho khách hàng cá nhân trong tháng 4/2025.
-
Ngân hàng
Vietcombank niêm yết lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 4,7%/năm
11:00' - 08/04/2025
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất tháng 4/2025 cao nhất lên tới 4,70%/năm dành cho kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đối với tiền gửi VND.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/4: Giá USD vượt mốc 26.000 VND/USD
09:01' - 08/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 8/4 tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.680 - 26.040 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 70 đồng ở cả chiều mua và bán so với cuối tuần trước.