Chuyển đổi số để nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng sản xuất
Chuyển đổi số đã không còn là cụm từ quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thậm chí, "chuyển đổi số" lại càng được quan tâm nhiều hơn, nhất là trong thời điểm, tất cả các doanh nghiệp đều đang gồng mình phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Ngày 9/3, tại Hà Nội, Viện Phát triển Doanh nghiệp thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) và Công ty Phần mềm Epicor - đơn vị chuyên cung cấp phần mềm doanh nghiệp toàn cầu, tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Vượt qua đại dịch: Chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng trong sản xuất". Sự kiện nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt phương pháp chuyển đổi số để tăng trưởng và phục hồi sản xuất sau đại dịch, đón đầu làn sóng phát triển mới.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp cho biết, theo khảo sát của VCCI, ở thời điểm hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn chuyển đổi số nhưng phải đối mặt với nhiều rào cản, thách thức khác nhau bao gồm cả việc xây dựng chiến lược phát triển, chọn giải pháp số tối ưu hoặc tìm kiếm được đối tác tin cậy.
Tác động của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới đa số doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế, khiến cho họ giảm sút không chỉ về lợi nhuận và doanh thu, mà còn khiến họ bị thu hẹp phạm vi và quy hô hoạt động. Có 53,6% doanh nghiệp cho biết, năng lực sản xuất suy giảm do các hạn chế về hoạt động khi phải làm việc tại nhà theo yêu cầu giãn cách xã hội; 40,9% doanh nghiệp bày tỏ khó dự đoán khối lượng dự trữ hàng hóa thích hợp; 37,5% doanh nghiệp gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào do khó khăn về vận chuyển hay sự đứt gãy chuỗi cung ứng; 27,1% doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật do các biện pháp hạn chế di chuyển...
Thêm vào đó, nhận thức của các doanh nghiệp về chuyển đổi số cũng chưa có nhiều chuyển biến khi chỉ có 9,4% doanh nghiệp cho rằng chỉ có doanh nghiệp quy mô vừa và lớn mới cần chuyển đổi số; hơn 17% doanh nghiệp tỏ ra chưa quan tâm hoặc chưa chú trọng đến chuyển đổi số; 21,9% doanh nghiệp tin rằng, doanh nghiệp nhỏ ít chịu tác động từ chuyển đổi số; 23,8% doanh nghiệp biết về chuyển đổi số nhưng thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện và hơn 36% doanh nghiệp đã nghe qua về chuyển đổi số nhưng không biết bắt đầu thực hiện từ đâu.
Trong khi đó, trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp lại tỏ rõ nhu cầu lớn, mong muốn ứng dụng các sản phẩm, công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh của mình, bà Thủy cho biết thêm.
Theo bà Thuỷ, có hơn 54,5% doanh nghiệp cần ứng dụng số trong công tác quản trị nội bộ, 48% cần trong công tác bán hàng, hơn 35% cần cho các nhu cầu về sản xuất và gần 30% cần cho việc tối ưu hóa các quy trình hoạt động... Từ đó cho thấy, chuyển đổi số thực sự là một xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Vì vậy, muốn đẩy nhanh tiến trình này, theo bà Thuỷ các doanh nghiệp cần sự chủ động và nỗ lực hơn nữa. Đồng thời, Nhà nước cũng tạo dựng môi trường, thể chế và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường chuyển đối số để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Khuyến nghị về việc doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi số thành công, ông Nguyễn Đình Giang, Giám đốc Công ty công nghệ Rochdale Spears cho biết, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc tăng cường năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm và quản lý chất lượng; đồng thời, tối ưu hóa chi phí sản xuất thông qua việc tăng cường năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và cải tiến quy trình công nghệ.
Công nghệ số còn giúp doanh nghiệp giảm bán thành phẩm, giảm nguyên liệu và hàng tồn kho; giúp mô phỏng 3D cho các quy trình tự động hóa máy móc, thiết bị.
Nhờ có chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tạo nên tư duy an toàn trong vận hành, thúc đẩy hoạt động đào tạo và phát triển, có chính sách giữ gìn và thu hút nhân tài; làm giàu thêm văn hóa kinh doanh - giá trị cốt lõi của doanh nghiệp...
Vì thế việc lựa chọn cho được một giải pháp, một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) phù hợp là hết sức quan trọng.
Theo ông Giang, giải pháp ấy cần sự phù hợp với các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, phù hợp với tương lai phát triển của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp lập kế hoạch ngân sách hiệu quả, áp dụng công nghệ mới và tiếp cận các đối tác hoặc tự triển khai.
Với những giải pháp công nghệ hiện có, việc chuyển đổi số bằng cách tự thân doanh nghiệp hoặc nhờ vào sự hỗ trợ, can thiệp của các công ty công nghệ là điều không còn khó khăn và nhiều thách thức như trước đây./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- chuyển đổi số
- COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chuyển đổi số cho chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp
21:40' - 08/03/2022
Ngày 8/3, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và hợp tác xã đã tham dự hội thảo về Chuyển đổi số cho chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội.
-
Chuyển động DN
Mục tiêu trở thành doanh nghiệp phát điện hàng đầu khu vực từ chuyển đổi số
09:39' - 05/03/2022
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong những tổng công ty phát điện hàng đầu khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
20:01' - 03/03/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vừa ký ban hành Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
-
DN cần biết
Đề xuất thành lập trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số cho hợp tác xã
16:17' - 22/02/2022
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết đang đề nghị UBND các tỉnh phân bổ kinh phí để thành lập và đưa vào hoạt động trung tâm có vai trò đầu mối hỗ trợ phát triển, nhất là chuyển đổi số cho HTX.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế
20:28' - 24/05/2025
Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về tình hình thị trường vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy chính sách giúp doanh nghiệp tự tin để bứt phá
18:24' - 24/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) được ban hành được coi là đòn bẩy giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, bứt phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18' - 24/05/2025
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31' - 24/05/2025
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30' - 24/05/2025
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59' - 24/05/2025
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31' - 24/05/2025
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.