Chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện - Bài cuối: Tăng năng lực tiếp cận
Để triển khai kế hoạch chuyển đổi số của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) trong giai đoạn tiếp theo, theo ông Nguyễn Phúc An, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1), Tổng công ty cần trang bị, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu có sẵn tự động như: phân tích dữ liệu giám sát dầu online, dữ liệu đo xa, định vị sự cố tích hợp báo cáo sự cố tự động, hệ thống camera giám sát an toàn hiện trường…
Cùng với đó, thống nhất một cơ sở dữ liệu, di động hóa các ứng dụng nhằm thuận tiện trong quản lý vận hành và tra cứu, sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNNPT đã có. Đồng thời, di động hóa các ứng dụng nhằm số hóa toàn bộ sổ nhật kí vận hành, theo dõi khiếm khuyết thiết bị, dữ liệu thông số thí nghiệm và vận hành; số hóa trong công tác an toàn vệ sinh lao động như: quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thiết bị, dụng cụ an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân…
Việc thí điểm nhận diện khuôn mặt tích hợp theo dõi nhật kí vận hành và đội công tác; tiếp tục ứng dụng kiểm tra thiết bị bay không người lái bằng UAV, giám sát hành lang tuyến đường dây bằng camera cố định tại các vị trí giao chéo với đường quốc lộ, khu vực đông dân cư; sớm triển khai Áp dụng Quản lý vận hành lưới truyền tải điện trên nền tảng bản đồ địa lý GIS... cũng được PTC1 đề xuất.
Mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị Internet vạn vật (IoT) trong giám sát đường dây với một số tuyến đường dây có khoảng cột dài.
Về các ứng dụng số trong đầu tư xây dựng và quản trị doanh nghiệp, Giám đốc PTC1 cho biết, Công ty sẽ hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng trạm biến áp (TBA) không người trực và Tổ thao tác lưu động PTC1, nâng cấp hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ chuyển đổi số. Đồng thời kiến nghị EVNNPT nâng cấp, bổ sung thiết bị điều khiển đa điểm MCU và trang bị hệ thống hội nghị truyền hình cho các Tổ thao tác lưu động, TBA, đội truyền tải điện; nâng cấp hệ thống truyền hình điều hành trực tuyến kết nối giữa PTC1, truyền tải điện khu vực, TBA và các đội truyền tải điện.
Cùng với đó, hoàn thiện số hóa quản lý kế hoạch đào tạo, quản lý chứng chỉ theo chức danh, quản lý chứng chỉ từng cá nhân; xây dựng chính sách, quy định quản lý các lĩnh vực trong doanh nghiệp số thể hiện trong quy trình sử dụng phần mềm; Nâng cấp hạ tầng mạng Core đường trục, nâng cấp tốc độ WAN lõi và các kết nối phục vụ giám sát từ PTC1 đến các TBA, hay từ các truyền tải điện khu vực đến các TBA.
Về các ứng dụng phần mềm dùng chung EVN, PTC1 kiến nghị thiết lập, cấu hình để cấp Công ty có thể quản trị tập trung, theo dõi thống kê được tình hình văn bản của các truyền tải điện nhằm tiết kiệm thời gian, công sức trong thống kê báo cáo tiến tới áp dụng công nghệ 4.0 trong nhận diện hình ảnh, bóc tách dữ liệu vào cơ sở dữ liệu tự động. Đồng thời sớm triển khai hệ thống PMIS theo kiến trúc mới nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý theo hướng kết nối trực tiếp.
Toàn bộ các quá trình dự đoán, lập kế hoạch, thu thập hình ảnh qua hệ thống giám sát thông minh, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị được theo dõi trên PMIS. Ứng dụng sử dụng điện thoại thông minh, kết hợp với PMIS để xác nhận tình trạng kiểm tra định kỳ ngày đối với công nhân (như quét mã vị trí cột,…), xác định quãng đường hoặc hành trình di chuyển thực tế trong quá trình kiểm tra đối với công nhân…
Đối với nhân lực thực hiện chuyển đổi số, PTC1 cho rằng cần hoàn thiện, thống nhất mô hình, định biên lực lượng chuyên trách viễn thông CNTT xuyên suốt từ PTC1 đến các Truyền tải điện khu vực. Đồng thời kiến nghị EVNNPT bổ sung nhân sự chuyên trách về An toàn thông tin (tách biệt với nhân sự vận hành quản trị mạng), nhân sự về vận hành quản lý máy chủ trung tâm dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu lớn Bigdata và phát triển ứng dụng; nhân sự tiếp nhận chuyển giao làm chủ các hệ thống giám sát lưới truyền tải điện: Định vị sự cố, Quan trắc sét, Giám sát dầu online…; nhân sự còn thiếu về các lĩnh vực tiên tiến như Điện toán đám mây (Cloud Computing), Dữ liệu lớn (Big Data), AI, Trục tích hợp (ESB – Enterprise5Service Bus), Internet vạn vật (IoT – Internet of Thing), Di động hóa (Mobility)…
Trong thời gian tới, EVNNPT sẽ tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về Chuyển đổi số - Digital Transformation, chuyên gia phân tích dữ liệu lớn, chuyên gia quản trị dữ liệu; có cơ chế thích hợp để tuyển dụng, đào tạo được các chuyên gia giỏi trong lĩch vực mới như AI, ML, IoT....
Giai đoạn 5 năm tới (2020-2025), Tổng công ty xác định tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của EVNNPT; đồng thời tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.
Cùng với việc xây dựng lộ trình thực hiện Chiến lược Ứng dụng và Phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền tải điện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 phù hợp với các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển EVNNPT, Tổng công ty còn khẩn trương thực hiện, hoàn thành các dự án đang triển khai thuộc Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Mặt khác, Tổng công ty cũng tiếp tục đẩy mạnh triển khai áp dụng các công nghệ và thiết bị mới, hiện đại trong quản lý vận hành và đầu tư xây dựng như: Ứng dụng thiết bị bay không người lái; khảo sát, thiết kế theo công nghệ 3D; TBA không người trực; TBA số; giám sát, đánh giá tình trạng vận hành của từng thiết bị, phần tử trên lưới điện theo thời gian thực; giám sát nhiệt độ, độ võng, khả năng mang tải đường dây; xây dựng hệ thống điều khiển tích hợp TBA, hệ thống thông tin vận hành của EVNNPT...
Ngoài ra, Tổng công ty còn nâng cao năng lực quản trị CNTT, hoàn thiện hạ tầng CNTT và cơ sở dữ liệu. Đẩy mạnh ứng dụng quản lý kỹ thuật trên nền GIS; ứng dụng công cụ quản lý tài sản; ứng dụng mô hình BIM trong quản lý xây dựng và vận hành công trình; tạo dựng và sử dụng mô hình kĩ thuật số, 3D cho công việc thiết kế, thi công đến quản lý vận hành; hệ thống thông tin quản lý dịch vụ kỹ thuật.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện - Bài 2... đến thực tiễn
10:43' - 20/03/2021
Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tiền đề của quá trình chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) trong 5 năm qua (2015-2020).
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện - Bài 1: Từ chủ trương...
10:31' - 20/03/2021
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2022, sẽ có 100% thiết bị lưới điện truyền tải và 80% thiết bị lưới điện 110kV được số hóa.
-
Chuyển động DN
EVNNPC phát động trồng hơn 100.000 cây xanh
21:42' - 19/03/2021
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đặt mục tiêu trồng 10.000 cây xanh ngay trong năm 2021 với mỗi cán bộ nhân viên Tổng công ty tại 27 tỉnh thành phía Bắc sẽ trồng và chăm sóc 5 cây.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN thực hiện bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện ra sao?
17:40' - 18/03/2021
Toàn bộ 14/14 nhà máy nhiệt điện của EVN đều đã và đang triển khai lắp đặt các bảng điện tử hiển thị công khai số liệu quan trắc tự động khí thải, nước thải cho cộng đồng dân cư theo dõi, giám sát.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang và EVNNPC phối hợp gỡ khó cho các dự án điện
17:24' - 18/03/2021
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và tỉnh Bắc Giang đã có nhiều buổi làm việc liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư xây dựng đã và đang thi công.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44'
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51'
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45'
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29'
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn
-
Doanh nghiệp
Nhiều giải pháp công nghệ tiến tiến sẵn sàng cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
16:41' - 02/07/2025
Về phía Bộ Xây dựng hoan nghênh khung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn 3M trong việc đưa các giải pháp công nghệ vào phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Đưa AI ngôn ngữ Việt ra “sân chơi” toàn cầu
14:55' - 02/07/2025
Viện Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI) đã công bố mô hình hiểu tài liệu thị giác CATI-VLM, được phát triển từ kho dữ liệu lớn 5TB. Mô hình này đã xuất sắc lọt Top 12 thế giới.
-
Doanh nghiệp
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt Trời của Trung Quốc vượt mốc 1 tỷ kW
12:02' - 02/07/2025
Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh xây dựng 9 cơ sở năng lượng sạch trọng điểm.
-
Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla lao dốc trước nguy cơ bị cắt trợ cấp
12:00' - 02/07/2025
Cuộc đối đầu này không chỉ ảnh hưởng đến Tesla. Cổ phiếu của các hãng xe điện khác như Rivian và Lucid cũng lần lượt giảm 2% và 3,8% trong phiên giao dịch ngày 1/7.