Chuyện đường dài của "room ngoại" tại ngân hàng
Thị trường đang chứng kiến những điều chỉnh xung quanh tỷ lệ sở hữu cổ phần (room) của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, việc điều chỉnh room ngoại phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh của từng ngân hàng vào từng thời điểm.
Đơn cử, mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB, mã chứng khoán: SHB) đã công bố tạm khóa room của các nhà đầu tư nước ngoài ở mức 10% nhằm thực hiện phương án chào bán, phát hành chứng khoán đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2021 thông qua.
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông năm 2021 đã thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không quá 20% vốn điều lệ. Đồng thời, SHB cũng chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài 10% tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Đại diện SHB cho biết, việc này giúp ngân hàng này có thể tìm và chọn ra những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có năng lực phù hợp, hỗ trợ mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông, khách hàng và chính ngân hàng. Hay VSD vừa thông báo, SeABank (mã chứng khoán: SSB) mở room sở hữu nước ngoài tối đa từ 0% lên 5%. Ngân hàng này cũng thông báo không thực hiện phát hành cổ phiếu theo hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, thay vào phát hành cho cổ đông hiện hữu.Thực tế, Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tổng mức sở hữu cổ phần (room) của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, quan sát trên thị trường, dù khoá hay mở room thì rất ít ngân hàng nới kịch room mà đa phần chốt room dưới mức này.
Các chuyên gia lý giải, các nhà đầu tư nước ngoài mua bán cổ phiếu đang lưu hành chỉ để chốt lời thì nguồn vốn này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Chưa kể, việc nới kịch room khiến dư địa room cạn dần, qua đó ảnh hưởng đến kế hoạch huy động. Trong khi mục tiêu huy động vốn chính của các ngân hàng là bổ sung, tăng nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ các kế hoạch, chiến lược tăng trưởng theo lộ trình đề ra, đồng thời giúp nâng cao các tỷ lệ an toàn hoạt động.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chia sẻ, áp lực tăng vốn của ngành ngân hàng vẫn chưa hề giảm trong năm 2021. Bởi trong vòng 10 năm gần đây, tốc độ tăng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trung bình từ 10 - 12%/năm, dư nợ tín dụng cũng tăng bình quân 14%/năm. Với mức tăng đó, các ngân hàng buộc phải tăng vốn để đảm bảo an toàn vốn đối với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các ngân hàng phải bảo đảm hệ số CAR tối thiểu theo quy chuẩn quản trị rủi ro Basel II, từ đó để được xem xét nâng hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng uy tín, tăng sức hấp dẫn trong ngành.Ở góc độ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thể hiện sự “ưa chuộng” với ngành ngân hàng dù các ngân hàng chưa nới “kịch” room hay đã “khoá” room dưới mức cho phép 30% khi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và chất lượng tài sản tốt.
Về phía Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam không phủ nhận, ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng quý III/2021 có phần chững lại. Tuy nhiên, về dài hạn, khi ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại và du lịch phục hồi sẽ tạo động lực kích thích tăng trưởng toàn ngành ngân hàng. Mới đây, trong báo cáo điểm lại tháng 8/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) có chủ đề "Việt Nam số hóa: Con đường đến tương lai” đã ghi nhận mức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn khoảng 4,8% trong năm 2021. Song ông Rahul Kitchlu, quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: "Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7% từ năm 2022 trở đi”. Trước đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, Standard & Poor's (S&P) và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên “tích cực”. Đây chính là những điểm nhấn thu hút sự quan tâm, chờ đợi của các nhà đầu tư nước ngoài đối với room ngoại của các ngân hàng. Đặc biệt, đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính có hiệu lực đồng nghĩa với việc các tổ chức này sẽ được nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam theo cam kết trong vòng 5 năm.Ngoại trừ, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước không thuộc cam kết gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Facebook có kế hoạch ra mắt ví điện tử trong năm 2021
13:30' - 26/08/2021
Ngày 26/8, Facebook tuyên bố đã sẵn sàng triển khai ví điện tử trong năm nay để người dùng cất giữ tiền số.
-
Ngân hàng
Nâng cao ứng dụng kỹ thuật số ngành ngân hàng
09:05' - 26/08/2021
EASE là một chương trình cải cách chung cho các ngân hàng khu vực công nhằm mục đích thể chế hóa ngân hàng sạch và thông minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp
15:57' - 25/04/2025
Dù có biến động khách quan, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định chính sách ổn định tỷ giá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Sacombank lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm
14:46' - 25/04/2025
Đáng chú ý, sau 9 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, Sacombank lần đầu tiên lên kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/4: Đồng USD và NDT tiếp đà tăng giá
08:31' - 25/04/2025
Ghi nhận vào lúc 8h15 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank tăng 21 đồng ở cả chiều mua và bán, lên mức 25.835 - 26.195 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
BVBank tăng vốn điều lệ lên gần 7.700 tỷ đồng, gia cố nền tảng tài chính
18:46' - 24/04/2025
Đây là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngân hàng diễn ra ngày 24/4 tại Thành phố Vũng Tàu.
-
Ngân hàng
HDBank công bố chiến lược phát triển Tập đoàn HD Financial Group
18:08' - 24/04/2025
Năm 2025, Chủ tịch HDBank cho biết ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 21.179 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước, tổng tài sản gần 900.000 tỷ đồng, tăng 28%.
-
Ngân hàng
Agribank triển khai nhiều chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá
14:30' - 24/04/2025
Với sự kết hợp giữa ưu đãi mở tài khoản và các gói tín dụng quy mô lớn, Agribank kỳ vọng năm 2025 sẽ là năm bứt phá của doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 24/4: Giá USD và NDT đồng loạt tăng
08:46' - 24/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.814 - 26.174 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 31 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Vietcombank và Vietnam Airlines hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp
20:48' - 23/04/2025
Việc bổ sung 50 máy bay thân hẹp sẽ giúp Hãng hàng không Quốc gia tăng cường hiện diện tại các đường bay ngắn và trung bình trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường nội địa.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/4: Đồng USD nhích tăng, NDT không nhiều biến động
08:52' - 23/04/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức 25.781 - 26.141 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 71 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 22/4.