Chuyên gia an ninh Mỹ ủng hộ quy định cấm thiết bị điện tử lên máy bay
Quy định mới của Mỹ và Anh yêu cầu các thiết bị điện tử cỡ lớn phải để ở khoang hành lý, thay vì trên khoang hành khách, đối với các chuyến bay đến từ các nước Hồi giáo là một bước đi đúng hướng có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra các vụ đánh bom.
Những quy định an ninh hàng không mới này cũng cho thấy thủ đoạn của các phần tử khủng bố và cực đoan ngày càng tinh vi.
Theo các chuyên gia an ninh, mặc dù quy định mới của Mỹ và Anh có thể khiến nhiều hành khách cảm thấy bất tiện, song đây là một giải pháp có hiệu quả.
Ông Nik Karnik, một chuyên gia về máy quét X-quang, cho biết tại các sân bay hiện đại, hành lý máy bay được quét qua máy quét X-quang vi tính (máy CT), hiện đại và có khả năng phát hiện vật thể khả nghi tốt hơn so với các máy quét X-quang truyền thống sử dụng tại các chốt kiểm tra trước khi lên máy bay.
Trong khi đó, ông Jeffrey Price, chuyên gia an ninh hàng không tại Đại học Metropolitan, cho biết nếu trong trường hợp có âm mưu gài bom vào thiết bị điện tử cỡ lớn, việc tách rời kẻ đánh bom và thiết bị phát nổ sẽ giảm đáng kể khả năng thành công của âm mưu.
Từ ngày 21/3 vừa qua, Bộ An ninh nội địa Mỹ đã áp dụng lệnh cấm mang một số thiết bị điện tử có kích cỡ lớn hơn một chiếc điện thoại di động như laptop lên khoang hành khách trên các chuyến bay tới Mỹ xuất phát từ 10 sân bay ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.
Tương tự, Anh cũng đưa ra các quy định yêu cầu một số mặt hàng điện tử phải được vận chuyển theo hình thức hành lý ký gửi trên các chuyến bay đến từ 6 quốc gia Trung Đông. Giới chức an ninh Canada và Pháp hiện cũng đang cân nhắc các biện pháp tương tự.
Tờ New York Times cho biết quyết sách trên của Mỹ dựa trên thông tin tình báo rằng tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đang phát triển một loại bom nhỏ gọn có thể giấu trong pin của máy tính xách tay.
Liên quan đến vấn đề này, cựu quyền Giám đốc Cơ quan Kiểm soát biên giới và hải quan Mỹ, ông Jay Ahern, nhận định trong vài năm trở lại đây, an ninh sân bay đã được nâng cấp hơn nhiều.
Tuy nhiên, rõ ràng là các tổ chức khủng bố cũng không ngừng phát triển những thủ đoạn và phương tiện tinh vi nhắm vào ngành hàng không dân sự.
Trong ít năm gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều vụ tấn công khủng bố vào các chuyến bay dân sự. Đây là bằng chứng rõ ràng rằng các nhóm thánh chiến đang tập trung phát triển những loại bom hiện đại, khó phát hiện hơn để vượt qua các rào cản an ninh.
Đơn cử như vụ đánh bom máy bay Airbus A321 của Hãng hàng không Daallo ở Somalia hồi tháng 2/2016 được cho là do một quả bom giấu trong một máy tính xách tay.
Nhóm phiến quân Al-Shabaab, có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, đã nhận là thủ phạm đứng sau vụ đánh bom trên. May mắn chỉ có một người thiệt mạng trong vụ tấn công này, nhưng quả bom đã tạo ra một lỗ thủng lớn trên thân máy bay.
Một ví dụ khác là vụ tấn công máy bay A321 mang số hiệu 7K9268 của Hãng hàng không Nga Kogalymavia, bay từ khu nghỉ mát nổi tiếng Sharm El-Sheikh của Ai Cập tới thành phố Saint Petersburg của Nga hồi tháng 10/2015 khiến toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. IS tuyên bố tổ chức này đã thành công đưa một quả bom giấu trong một lon nước ngọt lên máy bay./.
Xem thêm:
>>> Các hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mang thiết bị điện tử cỡ lớn lên máy bay
>>> Cảnh báo mối đe dọa an toàn bay do thiết bị điện tử ở khoang hành lý
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Các hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mang thiết bị điện tử cỡ lớn lên máy bay
09:49' - 24/03/2017
Mỹ và Vương quốc Anh đã ban hành lệnh cấm hành khách trên chuyến bay tới từ 1 số nước Trung Đông và Bắc Phi đem theo thiết bị điện tử cỡ lớn do lo ngại nguy cơ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Đông phản ứng trước lệnh cấm mang thiết bị điện tử lên máy bay
11:47' - 23/03/2017
Lệnh cấm một số thiết bị điện tử trong các chuyến bay đến Mỹ từ các nước Trung Đông đã gây hoang mang và giận dữ ở các nước nằm trong danh sách này.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo mối đe dọa an toàn bay do thiết bị điện tử ở khoang hành lý
10:36' - 23/03/2017
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã yêu cầu các nhà quản lý cân nhắc về các biện pháp an ninh và an toàn bay sau khi Mỹ và Anh bắt buộc các thiết bị điện tử cỡ lớn phải để ở khoang hành lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lập kỷ lục mới trong 40 năm
14:43'
Lạm phát của Anh tháng 7/2022 đã tăng lên mức kỷ lục mới trong 40 năm qua do giá lương thực tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng 2 tên lửa hành trình
14:41'
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, ngày 17/8, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa hành trình ra phía Biển Hoàng Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Lạm phát có thể đạt đỉnh trong quý IV/2022
11:31'
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong, lạm phát tại Singapore dự kiến đạt đỉnh trong vòng hai đến bốn tháng tới và sau đó sẽ bắt đầu giảm dần.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát
10:55'
Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát, một cột mốc quan trọng đối với chương trình nghị sự về kinh tế trong nước khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc
10:54'
Sáng 17/8, tại Văn phòng Tổng thống ở quận Yongsan, thủ đô Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức họp báo nhân 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Nợ công phình to trong khi hơn 30 tỷ USD ngân sách chưa được giải ngân
19:56' - 16/08/2022
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy ngân sách cho các dự án công trong 2 tài khóa 2020 và 2021 còn hơn 4.000 tỷ yen (30 tỷ USD) chưa được giải ngân, trong khi nợ công của nước này đang phình to.
-
Kinh tế Thế giới
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
18:36' - 16/08/2022
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm vì mực nước sông Rhine thấp
15:27' - 16/08/2022
Viện Kinh tế thế giới Kiel của Đức cảnh báo nếu mực nước ở Kaub tiếp tục duy trì ở mức thấp tới hạn 78cm trong vòng 30 ngày thì sản lượng công nghiệp của Đức sẽ giảm khoảng 1%.
-
Kinh tế Thế giới
Quá tải đơn xin cấp hộ chiếu tại Canada
15:06' - 16/08/2022
Canada đang tìm cách cắt giảm thời gian chờ đợi hộ chiếu, vốn kéo dài gần 5 tháng, trong bối cảnh nhu cầu đi lại sau đại dịch tăng vọt gây áp lực đối với hệ thống.