Chuyên gia Hàn Quốc: Đầu tư chứng khoán cần thận trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị
Đó là nhận định của ông Peter S. Kim, Giám đốc điều hành Tập đoàn KB Financial (Hàn Quốc) trên tờ Korea Times.
Góp phần “đổ thêm dầu vào lửa”, trong bối cảnh thị trường tài chính đang phải vật lộn tình trạng lạm phát nóng đỏ, Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định đưa ra chiến dịch quân sự đối với Ukraine vào đúng thời điểm tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu về nguy cơ căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Nga và Ukraine vào tuần trước, các nhà đầu tư vẫn lặng lẽ tin tưởng rằng thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi. Niềm tin này được nuôi dưỡng dựa trên một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và sự bùng nổ toàn cầu hóa của một thế giới phẳng, nơi mà các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau.Nguy cơ bị loại khỏi cộng đồng quốc tế kéo theo những hệ lụy về chính trị và kinh tế khiến hầu hết các nhà lãnh đạo phải cân nhắc. Ngay cả với những diễn biến gần đây ở Ukraine, vẫn có hy vọng rằng cuối cùng Nga sẽ nhượng bộ trước các lệnh trừng phạt ngày càng mạnh tay. Một phân tích về chi phí được-mất đã chỉ ra thiệt hại kinh tế không thể đảo ngược đối với Nga trong khi cũng làm suy yếu các đối thủ của nước này.Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Tập đoàn KB Financial cho rằng ông sẽ thận trọng thay vì trông đợi một kết quả tích cực, bởi xu hướng của thế giới hiện nay là “phi toàn cầu hóa” và ngày càng chia rẽ. Ông Kim chỉ ra một vài yếu tố cần quan tâm đối với giới đầu tư chứng khoán.Trước hết, không giống như năm 2020, ngân hàng trung ương và chính phủ các nước đang tập trung giải quyết lạm phát bằng chính sách thắt chặt cả chính sách tiền tệ và tài khóa. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu khả năng tăng lãi suất đến 7 lần trong năm tới, trong khi vẫn chưa thực hiện đợt tăng đầu tiên. Hai là, các chính phủ hiện nay có sự phối hợp chính sách chặt chẽ trong việc đối phó với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên trong những năm tới, giữa các nước sẽ có nhiều khác biệt về đường lối chính sách, dẫn đến sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư.Ba là, những căng thẳng kéo dài ở Ukraine sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính. Thế giới đang chứng kiến giá năng lượng tăng cùng với các mặt hàng thiết yếu khác. Thực tế này đặt các ngân hàng trung ương vào thế buộc phải đưa ra các chính sách kiềm chế áp lực lạm phát trong khi vẫn phải có các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Bốn là, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang trải qua một giai đoạn hợp nhất rất cần thiết. Sau đợt mua vào “điên cuồng” do khả năng thanh khoản cao trong hai năm vừa qua, giá cổ phiếu hầu hết đã chạm tới ngưỡng cao nhất trong lịch sử. Nhiều mã cổ phiếu phổ thông sau thời gian dài tăng giá đã giảm điểm sau các đợt bán tháo gần đây. Theo đó, cổ phiếu trở thành kênh đầu tư phù hợp hơn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Câu nói “trong nguy có cơ” tiếp tục giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên, điều cần thiết hiện nay là các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho một chặng đường dài hơi bằng cách kiên nhẫn và áp dụng phương pháp đầu tư thận trọng./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng Nga - Ukraine và tác động kinh tế: Bình tĩnh để ứng phó!
15:59' - 04/03/2022
Căng thẳng quan hệ giữa Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Cần có sự nhìn nhận rõ tầm ảnh hưởng với một thái độ bình tĩnh để ứng phó sẽ giảm được những tác động tới doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam.
-
Tài chính
Quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới ước tính tài sản nắm giữ tại Nga giảm tới 90%
08:27' - 04/03/2022
Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy ước tính đã nắm giữ khoảng 27,4 tỷ kroner (3,1 tỷ USD) trái phiếu và cổ phiếu của Nga vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, giá trị của số tài sản này hiện giảm còn 2,5 tỷ kroner.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ chú trọng tới hợp tác Á-Âu
19:03' - 03/03/2022
Theo hãng tin Sputnik, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva không từ bỏ hợp tác kinh tế với phương Tây, nhưng trọng tâm sẽ được chuyển sang hợp tác Á-Âu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nga bị "cấm cửa" tham gia thị trường bảo hiểm London
19:02' - 03/03/2022
Vương quốc Anh ngày 2/3 thông báo sẽ "cấm cửa" các công ty Nga tham gia thị trường bảo hiểm London, trung tâm bảo hiểm thương mại và hàng hóa đặc biệt lớn nhất của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30'
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30'
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.