Chuyên gia nêu tầm quan trọng của việc tiêm phòng COVID-19 cho tất cả các nước nghèo
Các chuyên gia quốc tế cảnh báo việc không đảm bảo mục tiêu tiêm phòng COVID-19 trên toàn thế giới đã tạo cơ hội cho sự xuất hiện của biến thể Omicron và diễn biến này chính là hồi chuông cảnh báo đối với các quốc gia giàu có.
Kể từ mùa Hè năm nay, các nhà khoa học và các chuyên gia y tế toàn cầu đã kêu gọi hành động nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng về bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 giữa các nước giàu và nước nghèo.
Họ cảnh báo việc càng để nhiều khu vực thế giới chưa tiêm phòng càng lâu, thì virus SARS-CoV-2 càng có nguy cơ biến đổi mạnh. Sự xuất hiện của một biến thể như Omicron sẽ có nguy cơ làm chệch hướng các nỗ lực giúp chấm dứt đại dịch.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định biến thể Omicron nhiều khả năng sẽ lây lan trên phạm vi toàn cầu và dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng tại một số khu vực.
Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), đồng Chủ tịch Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người Winnie Byanyima khẳng định nguyên nhân Omicron lây lan nhanh chóng là do thế giới không đáp ứng được mục tiêu về tiêm phòng COVID-19 và đây giống như lời kêu gọi thức tỉnh đối với tất cả các nước.
Theo bà Byanyima, hoạt động kinh doanh đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp dược phẩm, song việc vẫn còn nhiều người chưa tiêm phòng đồng nghĩa rằng virus sẽ có nguy cơ tiếp tục lây lan. Thế giới sẽ không thể đón nhật kết quả tốt đẹp hơn nếu vẫn tiếp tục hành động như cũ.
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người vừa công bố các số liệu mới, theo đó số người được tiêm phòng mũi tăng cường tại Anh đang bằng với tổng số người tiêm phòng hai mũi tại tất cả các nước nghèo nhất trên thế giới.
Cụ thể, sau khi Anh thông báo mở rộng chương trình tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người trưởng thành tại nước này, tổng cộng có 20 triệu người đã tiêm phòng mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, theo trang Our World In Data, chỉ có 20 triệu người đã tiêm phòng đầy đủ tại toàn bộ 27 quốc gia mà Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào danh sách các nước thu nhập thấp.
Giám đốc chính sách y tế của tổ chức từ thiện Oxfam, Anna Marriott cảnh báo trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện, rõ ràng việc bỏ các nước đang phát triển lại phía sau và đẩy mạnh chiến dịch tiêm mũi tăng cường sẽ không giúp chấm dứt đại dịch.
Theo bà, nguy cơ tái diễn các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới là rất cao, trừ phi tất cả các nước hoàn tất công tác tiêm phòng đầy đủ sớm nhất có thể.
Bà nhấn mạnh dù không thể xóa bỏ sai lầm đã mắc phải trong 21 tháng vừa qua, song các nước giàu cần vạch ra lộ trình mới để thuyết phục các công ty dược chia sẻ công nghệ với các nhà sản xuất trên toàn thế giới, từ đó đảm bảo mục tiêu tiêm phòng cho người dân tại tất cả các nước và kết thúc được đại dịch.
Cùng chung quan điểm trên, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nhận định việc thất bại trong mục tiêu tiêm phòng COVID-19 trên toàn cầu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng xuyên suốt đại dịch. Ông cũng cảnh báo càng nhiều người chưa được tiêm phòng, thì virus sẽ càng có nguy cơ biến đổi nhanh hơn và nhiều hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Cuba bắt đầu tiêm chủng rộng rãi mũi vaccine tăng cường
08:17' - 06/12/2021
Bộ Y tế Cuba thông báo đã hoàn thành tiêm ngừa COVID-19 cho 83% dân số và sẽ bắt đầu tiêm liều tăng cường cho người dân tại 4 quận của thủ đô La Habana.
-
Kinh tế tổng hợp
Australia phê duyệt việc tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11
10:36' - 05/12/2021
Australia ngày 5/12 đã phê duyệt việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11.
-
Đời sống
Indonesia đặt mục tiêu tiêm vaccine đầy đủ cho 50% dân số trong năm 2021
08:41' - 05/12/2021
Phó Tổng thống Ma'ruf Amin ngày 4/12 khẳng định mục tiêu của Chính phủ Indonesia là tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ hai cho 50% dân số vào cuối tháng này, nhằm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA đạt hiệu quả cao nhất
07:41' - 04/12/2021
Vaccine của các hãng Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA giúp thúc đẩy kháng thể mạnh mẽ nhất nếu được dùng làm liều tiêm bổ sung sau 10 đến 12 tuần kể từ khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mã định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi, minh bạch trong quản lý thuế điện tử
17:18' - 18/07/2025
Việc triển khai Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình chuyển đổi số của ngành thuế.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59' - 18/07/2025
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18' - 17/07/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.