Chuyên gia Trung Quốc nhận định về cuộc chiến thương mại với Mỹ
Giáo sư Lưu Anh, của Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết khi đoàn đàm phán của hai bên còn chưa gặp nhau ở vòng đàm phán lần thứ 11, Tổng thống Donald Trump đã quyết định nâng mức thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một tuần sau, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cũng gợi ý nâng lên mức thuế 25% đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc.
Giáo sư đánh giá thực tế này đi ngược lại nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Argentina hồi tháng 12/2018 về thúc đẩy đàm phán thương mại dựa trên nguyên tắc chân thành, công bằng, cùng có lợi, cùng thắng.
Đáp trả các mức thuế mới và đe dọa đánh thuế bổ sung, Trung Quốc cũng tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ với các mức 25%, 20% và 10%, mức thuế 5% sẽ duy trì với các mặt hàng còn lại. Tuy nhiên, giáo sư Lưu Anh khẳng định Washington phải chịu trách nhiệm về việc đàm phán không mang lại kết quả.
Giáo sư Lưu Anh phân tích, Mỹ thâm hụt thương mại với hơn 100 nước, nhưng trách nhiệm đối với thâm hụt thương mại thuộc về Mỹ, chứ không phải Trung Quốc.
Một là, xét từ góc độ tiền tệ, duy trì thâm hụt thương mại có lợi cho việc đồng USD được xuất khẩu ra khắp thế giới. Hai là, thâm hụt thương mại Trung - Mỹ không cao như mức Mỹ đưa ra, đoàn đàm phán hai bên cũng đã thảo luận, tính toán đến việc phía Mỹ đưa ra mức thâm hụt thương mại song phương cao hơn từ 20% đến 70% so với thực tế.
Ba là, nếu phía Mỹ nới lỏng việc hạn chế xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc thì thâm hụt thương mại Trung - Mỹ không cao như vậy, do đó trách nhiệm này thuộc về phía Mỹ, không phải Trung Quốc.
Bốn là, mức thâm hụt thương mại 200 tỷ USD hay 300 tỷ USD thực chất còn phụ thuộc vào sự phân công quốc tế, cũng như sự bổ sung cơ cấu ngành nghề giữa hai nước, đặc biệt là các sản phẩm trung gian hiện chiếm tới 70-80% thương mại toàn cầu. Do đó, thâm hụt thương mại mà phía Mỹ nêu ra thực chất không phải là thương mại không công bằng, mà chỉ là sự khác biệt về số lượng hàng hóa xuất cho nhau.
Giáo sư Lưu Anh khẳng định thương mại Trung - Mỹ thể hiện cả chuỗi ngành nghề của thế giới, sự phân công trong chuỗi giá trị đó không phải là chỉ thể hiện đối với 1 sản phẩm, không giống như vài chục năm trước là trong 1 thành phẩm có đến 70-80% do một quốc gia độc lập sản xuất.
Do đó, mâu thuẫn thương mại Trung - Mỹ hiện nay là bình thường, tổng kim ngạch thương mại song phương khoảng hơn 600 tỷ USD cần được đưa vào cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo Giáo sư Lưu Anh, nếu phía Mỹ cho rằng WTO có vấn đề về hiệu quả, giờ là lúc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cần cải cách, hoàn thiện quy định của WTO, chứ không phải là vứt bỏ các quy định, cơ chế, bởi làm như vậy là biểu hiện của nước lớn thiếu trách nhiệm. Theo thống kê chính thức từ WTO, Mỹ là nước vi phạm quy định WTO nhiều nhất.
Trong số các vụ kiện mới thuộc khuôn khổ WTO năm 2019, phía Mỹ chiếm tới gần 50%. Hiện nay chỉ có một cách khiến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vận hành hiệu quả là hơn 160 nước thành viên phải đoàn kết, tiến hành cải tổ, khiến WTO thực sự phát huy tác dụng, bởi đó là những nguyên tắc thương mại quốc tế mà mọi nước đều phải tuân thủ, chứ không được nằm ngoài khuôn khổ đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"Tăng nhiệt" cuộc chiến pháp lý về hồ sơ thuế của Tổng thống Mỹ
13:38' - 18/05/2019
Ngày 17/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã từ chối thực hiện một trát yêu cầu công khai các hồ sơ thuế của Tổng thống Donald Trump cho Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Những “ngư ông đắc lợi” từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 17/05/2019
Các chuyên gia JETRO đã khẳng định nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục kéo dài thì chính Bắc Kinh và Washington mới là những người bị thiệt hại nặng nề.
-
Kinh tế Thế giới
Có hy vọng về những "bước lùi" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
20:08' - 16/05/2019
The Economist cho rằng hiện vẫn có hy vọng rằng cả Washington và Bắc Kinh sẽ có những bước lùi trong cuộc chiến này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh suy yếu, gây lo ngại về mục tiêu tăng trưởng
18:46'
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 15/11 công bố báo cáo cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm trong tháng 9/2024 và tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý III.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25'
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51'
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Âu lo ngại tác động kép từ chính sách thương mại mới của Mỹ
08:20'
Kết quả bầu cử ở Mỹ đã làm gia tăng các mối rủi ro đối với nền kinh tế Đức, vốn đang đình trệ, và ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Chính phủ đề xuất hỗ trợ tiền mặt đối phó lạm phát
16:02' - 14/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách của Tổng thống đắc cử D.Trump với thương mại thực phẩm
14:28' - 14/11/2024
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động thương mại thực phẩm của Hàn Quốc với Mỹ trong 2 năm đầu nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Cộng hòa chính thức giành quyền kiểm soát Hạ viện
12:31' - 14/11/2024
Đảng Cộng hòa đã giành đủ số ghế để chính thức kiểm soát Hạ viện, hoàn tất quá trình thâu tóm quyền lực của đảng này và đảm bảo quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và hai viện của Quốc hội Mỹ khóa 119.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tìm kiếm đối tác Pháp trong một loạt lĩnh vực quan trọng
07:50' - 14/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại tại châu Âu, ngày 13/11 tại thủ đô Paris đã diễn ra buổi Tọa đàm Thương mại Đầu tư Việt Nam – Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch táo bạo về phát triển năng lượng hạt nhân
21:04' - 13/11/2024
Ngày 13/11, các quan chức Mỹ đã giới thiệu kế hoạch táo bạo nhằm tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân từ này đến năm 2050.