Chuyên gia y tế Pháp khuyến nghị về mở cửa kinh tế
Trừ bệnh viện và trên các phương tiện giao thông đường dài, khẩu trang và chứng nhận y tế, không còn là điều kiện bắt buộc. Qui định cách ly cũng đã bớt chặt chẽ hơn. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tập thể đã gần như trở lại trạng thái bình thường cũ.
Mặc dù những động thái trên khiến Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại và cảnh báo là quá sớm. Nhưng các chuyên gia y tế Pháp lại cho rằng tuy số người lây nhiễm tăng, nhưng số bệnh nhận nặng phải nhập viện và số tử vong do COVID-19 đã giảm đáng kể, các bệnh viện không còn bị nhiều áp lực như trước. Điều này chứng tỏ biến chủng Omicron đã suy yếu, và không còn khiến chúng ta phải lo lắng nhiều nữa. Bác sĩ Việt kiều Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Sinh lý - Khám bệnh, Bệnh viện Cochin Paris, chuyên gia về bệnh phổi và các bệnh đường hô hấp, cho rằng nếu gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp y tế thì không thích hợp vì biến chủng Omicron này có khả năng lây lan với ngay cả những người đã tiêm 2-3 mũi.Tuy nhiên nhờ chiến dịch tiêm chủng được thực hiện tốt nên tuyệt đại đa số người Pháp đã tiêm 2 mũi, do đó chỉ cần tiêm mũi thứ 3 thì hệ miễn dịch mỗi người sẽ có mức độ khả dĩ để không những tránh bị lây nhiễm, mà nếu nhiễm cũng không bị nặng.
"Thành ra nếu nói gỡ bỏ, có nghĩa là chúng ta có thể bắt đầu quay lại cuộc sống bình thường, nhưng cuộc sống bình thường mới khác với cuộc sống bình thường cũ, và một số biện pháp cần thiết như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vẫn là những việc chúng ta cần áp dụng. Ví dụ như tại bệnh viện, tất cả các nhân viên đều phải đeo khẩu trang cho dù đã được tiêm 3-4 mũi", ông nhấn mạnh.
Đối với một quốc gia, để mở cửa an toàn, cần căn cứ vào một số tiêu chí cơ bản. Theo bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, cơ sở đầu tiên quan trọng nhất là số ca bị bệnh nặng và khả năng bệnh viện có thể đương đầu được với làn sóng dịch hay không.
Hiện nay ở Pháp có hai xu hướng không đi đôi với nhau, tuy số ca lây nhiễm tăng cao, nhưng số bệnh nhân nặng phải nhập viện vẫn giữ ở mức độ khả dĩ, cho nên chính phủ và ngành y tế Pháp vẫn tiếp tục theo dõi rất sát số ca lây nhiễm, nhưng đồng thời sự đánh giá của y tế Pháp vẫn dựa trên những tiêu chuẩn về số bệnh nhân nặng, hiện vẫn đang ở mức độ kiểm soát được.
Về các biện pháp đề phòng y tế khi mở cửa phát triển kinh tế, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn chỉ ra hai biện pháp cần tiếp tục đẩy mạnh.Thứ nhất là tiếp tục tiêm chủng, những ai đã tiêm được hai mũi cần tiêm thêm mũi thứ ba. Nhất là đối với những đối tượng dễ bị nặng như người cao tuổi hoặc có bệnh nền.
Ở bên Pháp, những người trên 80 tuổi đã có khuyến cáo là nên tiêm mũi thứ tư, nếu mũi thứ ba tiêm cách đây hơn 3 tháng.
Bên cạnh đó, nếu đến những nơi lạ, gặp gỡ những người không quen, thì người dân nên duy trì biện pháp cũ là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.
Dĩ nhiên, trong gia đình, với những người mà chúng ta biết là hệ miễn dịch của họ đạt được mức độ không bị lây nhiễm nữa thì có thể nới lỏng sự ngăn cách đó ra, nhưng vẫn luôn cần đề phòng./.
- Từ khóa :
- Pháp
- kinh tế Pháp
- chính phủ Pháp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cảnh báo tác động của căng thẳng Nga-Ukraine đối với nền kinh tế
18:51' - 25/03/2022
Ngày 25/3, Chính phủ Nhật Bản đánh giá kinh tế sau đại dịch COVID-19 đang hồi phục và cảnh báo về tác động của việc giá dầu thô và các chi phí nguyên liệu thô khác tăng cao do căng thẳng Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chuẩn bị kế hoạch từng bước khôi phục kinh tế sau đại dịch
09:19' - 22/03/2022
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno ngày 22/3 cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị kế hoạch từng bước khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Đức giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế
07:39' - 18/03/2022
Ngày 17/3, Viện kinh tế IfW đánh giá căng thẳng tại Ukraine sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế Đức và buộc nước này cắt giảm gần một nửa dự báo tăng trưởng năm 2022 xuống còn 2,1%, thay vì 4% trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.