Chuyển giao Hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ EUDR
Chiều 17/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức IDH (Hà Lan) phối hợp tổ chức Lễ chuyển giao Kết quả thí điểm Hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR).
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, Quy định không gây mất rừng (EUDR) được EU ban hành vào tháng 6/2023. Quy định đã đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc và cam kết không phá rừng, không suy thoái rừng trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp gồm 7 ngành hàng; trong đó có 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm cà phê, gỗ và cao su.Việc tuân thủ EUDR không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nâng cao uy tín, giá trị và vị thế trên trường quốc tế. Đối với ngành hàng cà phê, một trong những giải pháp then chốt tuân thủ EUDR chính là việc xây dựng một hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê đầy đủ, chính xác và minh bạch.
Với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế như IDH, cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và bà con nông dân, chương trình thí điểm đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng, trong đó có Hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ EUDR tại 4 huyện thí điểm. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để chứng minh với các đối tác quốc tế rằng cà phê Việt Nam là sản phẩm không liên quan đến phá rừng, đáp ứng yêu cầu của EUDR; gia tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, hệ thống cơ sở dữ liệu này không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng quy định EUDR mà sẵn sàng mở rộng cho các ngành hàng khác như cao su, hồ tiêu, sầu riêng... Đây cũng là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và phát triển nông nghiệp bền vững. Trong Khung Kế hoạch hành động quốc gia thích ứng với EUDR được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, lộ trình thích ứng đã được xây dựng một cách rõ ràng gồm các hợp phần hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu là giúp các bên trong chuỗi giá trị của các ngành hàng chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuân thủ EUDR, đồng thời triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro trước khi quy định này chính thức được áp dụng. Nhóm Hợp tác thích ứng EUDR (Nhóm Hợp tác) gồm: IDH, JDE Peet’s và các doanh nghiệp cà phê trong nước và quốc tế đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý triển khai thực hiện thí điểm các hỗ trợ kỹ thuật này theo hình thức hợp tác công-tư. Các hoạt động gồm: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê; hệ thống truy xuất nguồn gốc gốc sản phẩm cà phê từ nông hộ/vườn cây đến các đại lý thu mua địa phương; quy chế trao đổi và thông tin giữa các nhân tố trong chuỗi giá trị; hỗ trợ nông hộ trồng cà phê gần và liền kề với rừng. Từ tháng 11/2023 đến 12/2024, IDH phối hợp với các doanh nghiệp trong Nhóm Hợp tác đã triển khai thiết kế Hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê. Các doanh nghiệp được phân quyền truy cập, sử dụng và trích xuất thông tin đáp ứng yêu cầu của EUDR từ hệ thống, hỗ trợ quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách hiệu quả. “IDH rất tự hào khi giữ vai trò dẫn dắt trong việc phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu này. Đây là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. Các bên liên quan không chỉ tiếp tục chia sẻ, bổ sung dữ liệu để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn chỉnh, được cập nhật hàng năm, mà còn tận dụng cơ sở dữ liệu này để đánh giá, triển khai các chiến lược giảm thiểu rủi ro, chủ động đáp ứng trước các yêu cầu mới từ thị trường quốc tế như phát thải thấp, sự thịnh vượng của nông dân và không gây mất rừng”, bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc Ngành hàng dầu cọ và cà phê, IDH chia sẻ. Tham gia online buổi lễ, bà Mara Grimminger, Trợ lý Quan hệ quốc tế, Tổng vụ Môi trường, Ủy ban châu Âu đánh giá, việc ra mắt Hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc tuân thủ EUDR tại Việt Nam. Liên minh châu Âu công bố quyết định lùi thời gian áp dụng EUDR đến tháng 12/2025. Thời gian được kéo dài nhằm đảm bảo các đối tác toàn cầu, cũng như Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi quy định có hiệu lực, tạo điều kiện cho một quá trình triển khai suôn sẻ và hiệu quả. Cơ hội này cần được tận dụng để chuẩn bị, thực hiện các hành động cụ thể và đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của EUDR, mở đường cho một tương lai bền vững của ngành cà phê Việt Nam, bà Mara Grimminger chia sẻ. Bên cạnh việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu, IDH và Nhóm Hợp tác còn triển khai nhiều hoạt động khác như phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững, các giải pháp canh tác và quản trị cảnh quan quy mô lớn giúp giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho người dân trồng cà phê. Giai đoạn mở rộng từ tháng 1/2025, các bên sẽ tập trung vào thí điểm và nhân rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc cà phê từ nông hộ đến cấp huyện, tỉnh, đồng thời nâng cấp hạ tầng, tích hợp thông tin vùng trồng và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và vận hành. Các hoạt động sẽ được tiếp tục thực hiện thông qua hợp tác công-tư.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Gắn lợi ích của dân với rừng
09:54' - 11/12/2024
Tỉnh Yên Bái ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thay thế các loại cây lâm nghiệp hiệu quả kinh tế thấp bằng những loại cây có giá trị kinh tế cao đối với rừng kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững
16:20' - 09/12/2024
Mô hình này vừa giúp nông dân thu nhập bền vững, vừa góp phần tích cực tăng độ che phủ của rừng, phát triển tốt hệ sinh thái vùng ngập mặn tỉnh Trà Vinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai thu về hơn 800 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chủ lực
19:04'
Năm 2024, tổng giá trị xuất khẩu của Gia Lai đạt hơn 800 triệu USD với các sản phẩm chủ lực gồm: cà phê xuất khẩu hơn 620 triệu USD, cây ăn quả xuất khẩu hơn 150 triệu USD…
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:23'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá giữa kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới
18:23'
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc và Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ishikawa Isamu vừa đồng chủ trì họp đánh giá giữa kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí
18:22'
Ngày 17/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Ninh Bình còn 7 huyện, thành phố và 125 xã, phường, thị trấn
18:10'
Sau sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 huyện và 2 thành phố; 125 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc
18:00'
Chiều 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bắc Giang sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước
17:52'
Chiều 17/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng trăm vé xe miễn phí giúp người khó khăn đoàn viên đón Tết
17:48'
Chiều 17/12, Liên đoàn Lao động T.p Hồ Chí Minh, Báo Người Lao Động và CTCP ZION (Zalopay) ký kết chương trình “Chuyến xe mùa Xuân” năm 2025 đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
16:25'
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.