CIEM dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021
Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững" do Viên nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức sáng ngày 15/1, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho biết, báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng do CIEM phát hành đã đưa ra hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2021.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1, và 6,46% theo kịch bản 2. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.
Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% theo kịch bản 1 và tăng 5,06% theo kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, dự báo này được đưa ra dựa trên ba điểm. Thứ nhất, đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, đúng thời điểm đang hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên kịp cho việc điều chỉnh những đánh giá, yêu cầu và giải pháp cho giai đoạn chiến lược tới. Thứ hai, diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch COVID-19 buộc phải nhìn nhận các yêu cầu cải cách đủ sâu rộng trong thời gian tới, thay vì tư duy "chờ qua dịch rồi mọi thứ sẽ bình thường trở lại". Thứ ba, nhiều yêu cầu cải cách nhận hậu COVID-19 thực ra không mới; đại dịch COVID-19 ít nhiều giúp đẩy nhanh các cải cách này. Nổi bật và rõ nét nhất là chuyển đổi số, khi những chuyển biến trong năm 2020 được cho là nhiều hơn cả các năm trước cộng lại… "Dự báo của các chuyên gia CIEM được đưa ra dựa trên một số rủi ro trong năm 2021, bao gồm khả năng tiếp cận vaccin, rủi ro phục hồi kinh tế không đều ở các thị trường đối tác. Mỹ và EU có thể phục hồi chậm hơn Trung Quốc.", ông Nguyễn Anh Dương nhận định. Bên cạnh đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á trong bối cảnh COVID-19, cùng với việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu cũng là những rủi ro được CIEM đưa ra. Đối với diễn biến kinh tế Việt Nam, chuyên gia của CIEM cho rằng, ngoài các yếu tố trên, trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam. Khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước. Cuối cùng, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ…, không chỉ ở thị trường Mỹ. Do đó, các chuyên gia của CIEM nhấn mạnh, cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong bối cảnh "bình thường mới". "Hội nhập, cải cách và phát triển bền vững sẽ không thể tiếp tục đi song song, mà phải "bện chặt" với nhau hơn", TS. Trần Thị Hồng Minh cho hay. Tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận với các nội dung cụ thể như: cập nhật, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2020; cập nhật đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô cho năm 2021.Đồng thời, phân tích sâu, dựa trên bằng chứng định tính và định lượng về một số vấn đề kinh tế nổi bật hiện nay; kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) cũng như giải pháp chính sách cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kích thích tài khóa - Biện pháp tối ưu để Indonesia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
06:30' - 15/01/2021
Quá trình phục hồi kinh tế từ COVID-19 sẽ đầy thách thức do sự gia tăng nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng kinh tế, vì vậy chiến lược tài khóa phải được thực hiện một cách thận trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới chất lượng lao động thích ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế
11:23' - 07/01/2021
Huy động các nguồn nội lực trong nước và có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, Việt Nam sẽ khôi phục được kinh tế, trong phòng chống dịch hiệu quả và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo lao động việc làm.
-
Ý kiến và Bình luận
WB hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021
08:04' - 06/01/2021
Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021, thấp hơn 2/10 so với mức dự báo trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
TP HCM thực hiện “mục tiêu kép"-Bài cuối: Duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội
10:02' - 03/01/2021
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020 vẫn đạt mức tăng trưởng dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tăng trưởng kinh tế có sự đóng góp ấn tượng của nhiều địa phương mới nổi
09:41' - 28/12/2020
Sáng 28/12, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đã chính thức khai mạc từ điểm cầu chính tại trụ sở Chính phủ kết nối với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
17:19' - 18/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định về việc điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn sẽ vận hành trở lại vào tháng 8
15:09' - 18/07/2025
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn (LSP) chủ đầu tư Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, Tổ hợp này sẽ được vận hành trở lại vào tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào dịp Quốc khánh 2/9
14:41' - 18/07/2025
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 51km dự kiến sẽ khởi công dịp chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh với gói thầu đầu tiên triển khai là rà phá bom mìn và di dời hạ tầng kỹ thuật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp xác định tăng trưởng từ “kiềng ba chân” kinh tế
12:37' - 18/07/2025
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, ngay từ đầu năm đã xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa sẽ khởi công 4 dự án quy mô lớn chào mừng Quốc khánh 2/9
12:37' - 18/07/2025
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam, qua rà soát, tỉnh có 4 dự án đủ điều kiện khởi công, đăng ký tham gia lễ khởi công chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh minh bạch “hút” dòng vốn FDI
12:24' - 18/07/2025
Số lượng dự án đầu tư mới tăng lên cho thấy niềm tin của nhà đầu tư FDI với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
10:11' - 18/07/2025
Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.