CMC Telecom hiện thực hóa chiến lược "digital hub" Việt Nam
Sau 15 năm hình thành và phát triển, với đầy đủ hạ tầng kết nối, hạ tầng số với trung tâm dữ liệu, Cloud và dịch vụ dữ liệu, CMC Telecom đã từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành digital hub của khu vực.
Theo ông Đặng Tùng Sơn, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh và Marketing CMC Telecom, ở góc nhìn của doanh nghiệp B2B (hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) như CMC Telecom, có ba điều kiện để tạo nên một Digital Hub cho doanh nghiệp ở Việt Nam, gồm: Hạ tầng kết nối, DC/Cloud và Dịch vụ dữ liệu.
Đến nay, CMC Telecom đã chuyển mình từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sang nhà cung cấp dịch vụ hội tụ (CSP), cung cấp hạ tầng sinh thái mở tích hợp Viễn thông và Công nghệ thông tin, sẵn sàng đưa Việt Nam thành Digital Hub của khu vực.
Xuất phát điểm là một nhà cung cấp dịch vụ Internet cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp cao cấp, thế mạnh của CMC Telecom là hạ tầng kết nối. Sau thỏa thuận hợp tác cùng nhà mạng hàng đầu Malaysia là TIME năm 2015, năng lực kết nối toàn cầu, với hàng loạt bước tiến trong chưa đầy một thập kỷ.
Tháng 12/2017, CMC Telecom đầu tư 500 tỷ đồng, xây dựng và vận hành tuyến cáp đường trục CVCS (Cross Vietnam Cable System) với tổng chiều dài hơn 2.500 km chạy từ Lạng Sơn đến Tây Ninh.
Có sẵn lợi thế từ sự hợp tác với Time, CVCS được kết nối trực tiếp với các tuyến cáp quang biển quan trọng nhất trong khu vực như APG, AAE-1, UNITY và FASTER, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cáp đất liền kết nối trực tiếp với vành đai khu vực Đông Nam Á.
CMC Telecom cũng là một trong ba đơn vị đầu tiên trên thế giới đạt chứng chỉ MEF 3.0 năm 2018, khẳng định được năng lực của mình trong việc cung cấp dịch vụ kết nối Ethernet với chất lượng cao trên thị trường, dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu.
Theo ông Sơn, đây là cơ sở đầu tiên để đưa CMC Telecom và Việt Nam trở thành điểm trung chuyển dữ liệu, thông qua hệ thống hạ tầng viễn thông liền mạch, ổn định và toàn diện. Từ các “mạch máu” này, những trung tâm dữ liệu, nền tảng cloud được kết nối, giúp định hình nên một Digital Hub.
Sự hợp tác cùng TIME dotCom năm 2015 là nền tảng để CMC Telecom tiếp cận với những trung tâm dữ liệu (DC) đẳng cấp quốc tế; trong đó có AMIS (Công ty thuộc tập đoàn TIME) - nằm trong top 10 DC lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với quy mô công suất lên tới 35 MW.
Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của TIME dotCom tại Singapore, Hongkong (Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, CMC Telecom đang có các lợi thế lớn về công nghệ, kết nối, quan hệ đối tác để hiện thực hóa tham vọng góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital HUB của châu Á.
Xác định rõ “khi đưa dữ liệu để về Việt Nam thì phải có nhiều hơn kho chứa, tức là phải có các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế”, công ty đã xây dựng hệ sinh thái với ba DC trên toàn toàn quốc để đón đầu sự dịch chuyển của dữ liệu.
Sau hai trung tâm dữ liệu tại Hà Nội và Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2022, trung tâm dữ liệu thứ ba đặt tại tại Tân Thuận (Tp. Hồ Chí Minh) của CMC Telecom được khai trương, đánh dấu bước phát triển vượt bậc thực sự của trung tâm dữ liệu trong nước.
DC mới có diện tích 13.133 m2, với ngân sách đầu tư 1.500 tỷ đồng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện thực hóa “giấc mơ" đưa Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm dữ liệu của khu vực.
Song song với trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây cũng là một thành phần quan trọng của Hạ tầng số trong lộ trình hiện thực hóa Digital Hub. Từ năm 2017, CMC Telecom là một trong những đơn vị đầu tiên chủ động xây dựng nền tảng điện toán đám mây Make-in-Vietnam CMC Cloud, quyết tâm kéo dữ liệu về lưu trữ tại “đám mây” Việt.
Sau sáu năm phát triển, nền tảng này đã trở thành dịch vụ Cloud nội địa hàng đầu trong nước, chiếm hơn 25% thị phần và được Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị sử dụng.
Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh Digital Hub Việt Nam là khả năng cung cấp các dịch vụ về dữ liệu dựa trên các nền tảng về hạ tầng đã đạt được.
Phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp (B2B), triết lý "Your Data - We Care" đã được CMC Telecom xác định ngay từ những ngày đầu.
“Dữ liệu của khách hàng phải được ‘vận chuyển’ trực tiếp một cách riêng tư, nhanh nhất và an toàn nhất”, ông Sơn chia sẻ.
Thông qua hạ tầng đã xây dựng, dữ liệu của các doanh nghiệp sẽ được truyền tải trên những đường kết nối chuyên biệt băng thông lên tới 10 Gbps, kết nối thẳng tới các hub lớn như Hong Kong (Trung Quốc), Singapore.
CMC Telecom còn cung cấp đa dạng các dịch vụ IT Outsourcing, đảm nhiệm toàn bộ các khâu vận hành, giám sát, quản trị, bảo trì hệ thống cho doanh nghiệp. Là một lĩnh vực mới trên thị trường nói chung và là dịch vụ mới được CMC Telecom cung cấp, nhưng doanh nghiệp này đã sớm có những khách hàng lớn trên thị trường; trong đó phải kể đến Samsung SDS.
Sau khi đánh giá các yếu tố như vị trí địa lý thuận lợi, chính sách mở và nhất quán, hạ tầng kết nối quốc tế, Data Center trung lập quy mô lớn, nền tảng Cloud đa dạng, dịch vụ dữ liệu hiện đại…, các chuyên gia quốc tế cũng như CMC Telecom tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ các điều kiện và sẽ sớm trở thành trung tâm số tiếp theo của khu vực, ông Sơn chia sẻ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Lộ diện "đại gia" ngoại đứng sau CMC Telecom
13:21' - 17/08/2023
Là tập đoàn viễn thông tư nhân hàng đầu Malaysia, Time dotCom gây dấu ấn tại Việt Nam khi là nhà mạng “ngoại” hiếm hoi có thương vụ đầu tư thành công khi rót vốn hàng chục triệu USD vào CMC Telecom.
-
Chứng khoán
CMC chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng
10:25' - 27/07/2023
Mới đây, ĐHĐCĐ Tập đoàn Công nghệ CMC đã thông qua phương án chia cổ tức với mức 12% cổ tức tiền mặt và 20,2% cổ phiếu thưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng
11:39'
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố; khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.