Có cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn
Trong hai ngày 5 - 6/6, tại Hà Nội, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức Hội thảo APEC về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương); đại diện Liên hợp quốc, Ban Thư ký APEC cùng với đại diện các hiệp hội, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may của các nước thuộc khối ASEAN, Trung Quốc, Peru. Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Hội thảo APEC là một trong những hoạt động thiết thực thuộc khuôn khổ hợp tác Diễn đàn Kinh tế châu Á Thái Bình Dương - APEC đưa ra những giải pháp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong việc áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn. Bà Phạm Quỳnh Mai nhấn mạnh, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và truyền thống tại nhiều nền kinh tế thành viên APEC, có giá trị cao với nguồn nhân lực lớn trên toàn chuỗi giá trị. Tuy nhiên, ngành dệt may đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Bên cạnh các áp lực cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, minh bạch, chuỗi cung ứng... Để thích ứng với bối cảnh này, việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là cần thiết mà còn mang tính chất cấp bách. Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, bao gồm yêu cầu tái chế sau khi sử dụng, lựa chọn sử dụng vật liệu sản xuất an toàn với môi trường... Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Ở nhiều nền kinh tế, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm phần lớn các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi các doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào việc làm và xuất khẩu. Tuy nhiên, mặc dù có tiềm năng đổi mới và khả năng phản ứng tại địa phương, khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thường tụt hậu trong việc áp dụng các hoạt động tuần hoàn do nhiều hạn chế. Ngay trong buổi đầu tiên của hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm về cách các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa giải quyết những thách thức và trở ngại trong ngành dệt may khi áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hướng tới tăng trưởng và phát triển bền vững. Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên nhận định: Việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ vừa tham gia kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và chính bản thân các doanh nghiệp.Chung quan điểm, ông Carlos Obando - Giám đốc Chương trình, Ban Thư ký APEC cũng thông tin, phát triển mô hình về kinh tế tuần hoàn tức là áp dụng công nghệ đổi mới sáng tạo để tạo ra giá trị, giảm rác thải và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm hơn 90% các công ty trên toàn thế giới; đóng vai trò chính trong việc tạo việc làm và thu nhập trong ngành dệt may. Đồng thời, tham gia vào tất cả các giai đoạn sản xuất hàng dệt may, từ dệt và nhuộm đến lắp ráp hàng may mặc, thêu và chế biến hàng cũ, cũng như thâm nhập sâu vào nền kinh tế địa phương. Tuy phải đối mặt với những bất lợi về hạn chế công nghệ, kỹ thuật, khả năng tiếp cận tài chính và rào cản trong việc áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ngành dệt may trong những năm gần đây đã tận dụng tốt tính linh hoạt và gần gũi với người tiêu dùng, khẳng định được khả năng tận dụng tiềm năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện và bền vững trong ngành dệt may nếu được hỗ trợ chính sách, đào tạo kỹ thuật và tiếp cận nguồn tài chính xanh. Hiện nay, các nước trên thế giới đang triển khai một số công cụ chính sách để hỗ trợ áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn trong ngành dệt may như: nâng cao nhận thức và các sáng kiến xây dựng năng lực; thúc đẩy sự hợp tác trên toàn chuỗi giá trị; chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo; các chương trình hỗ trợ và khuyến khích tài chính; cơ sở hạ tầng và công nghệ hỗ trợ. Theo đó, Chính phủ và các đối tác quốc tế đã phát động các chiến dịch giáo dục và nỗ lực truyền thông công cộng để nâng cao hiểu biết về dấu chân môi trường của ngành dệt may và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Các sáng kiến này thường bao gồm việc xây dựng các hướng dẫn rõ ràng và sổ tay thực hành tốt. Từ đó, giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hiểu và áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn. Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm cho biết, Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 nêu rõ, từ năm 2021 đến 2030, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8%; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 phấn đầu đạt 7,5 - 8%/năm. Đồng thời, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 50 - 52 tỷ USD và năm 2030 đạt 68 - 70 tỷ USD; tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may 2021 - 2025 đạt 51 - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56 - 60%. Ngành dệt may Việt Nam đang có những lợi thế nhờ nền kinh tế vĩ mô ổn đinh; GDP tăng trưởng cao; giá nhân công và tay nghề lao động. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội tại những thị trường lớn, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh khi có lộ trình giảm thuế hàng dệt may về 0%. Qua đó, hỗ trợ thu hút đầu tư để tự túc nguyên phụ liệu môi trường kinh doanh đang được Chính phủ tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thông thoáng hơn. Ngoài ra, tồn tại một số thách thức từ các tiêu chuẩn mới của quốc tế như việc thay đổi chiến lược dệt may từ "thời trang nhanh" sang "thời trang bền vững"; chương trình cam kết giảm phát thải khí nhà kính của các nhãn hàng... cũng như từ những áp lực về sản xuất trong nước. Nhằm hướng tới những mục tiêu đó, trên cơ sở các mô hình phát triển bền vững xoay quanh 3 chủ thể (bền vững nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh doanh và có lãi, bền vững môi trường), Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may, bao gồm: Đổi mới công nghệ, thiết bị như công nghệ nhuộm không cần nước; thay nồi hơi đốt than, dầu bằng điện trong sản xuất, xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái, sử dụng điện gió, thủy điện, điện sinh khối; đẩy mạnh tái chế chất thải rắn, nhựa, vải vụn, quần áo cũ và tái sử dụng; đào tạo nghề mới, đào tạo lại kỹ năng nghề dệt may. Hội thảo APEC tập trung các nội dung như: tổng quan về ngành dệt may và sự tham gia của các MSME trong khu vực APEC; xác định những thách thức và cách tiếp cận để thúc đẩy quá trình chuyển đổi của khu vực MSME sang mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may; thúc đẩy đổi mới sáng tạo để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dệt may; tìm hiểu cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may; xác định các nguồn lực để tăng cường xây dựng năng lực và phát triển kỹ năng...
- Từ khóa :
- dệt may
- kinh tế tuần hoàn
- doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu dệt may, da giày hướng tới thị trường đích
17:55' - 29/05/2025
Để triển khai hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường và xuất khẩu cần hướng tới một số thị trường "đích".
-
Chứng khoán
Dệt may Thành Công sắp phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu thưởng
10:41' - 28/05/2025
Công ty cổ phân Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, mã chứng khoán TCM) cho biết sẽ phát hành gần 10,2 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics lần thứ 3 (VILOG 2025)
11:29' - 21/07/2025
Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, VILOG 2025 sẽ tập trung vào sức mạnh của giải pháp số hoá và kết nối hợp tác trong việc thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi Dự án Luật Thương mại điện tử
18:05' - 19/07/2025
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến với hồ sơ Dự án Luật Thương mại điện tử nhằm bảo đảm minh bạch, đồng thuận và thực tiễn của dự án luật.
-
DN cần biết
Tăng vai trò nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ theo phương thức PPP
16:50' - 19/07/2025
Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP.
-
DN cần biết
Quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất theo mô hình hai cấp
16:42' - 19/07/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc trách nhiệm, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics 2025 tại TP. Hồ Chí Minh
16:39' - 19/07/2025
Diễn đàn Logistics Việt Nam là sự kiện do Bộ Công Thương tổ chức từ năm 2013 đến nay. Trước đó, VLF 2024 tổ chức với chủ đề “Khu thương mại tự do – Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.