Cơ hội cho hàng Việt trên nền tảng thương mại điện tử của Singapore
Tuy là quốc gia nhỏ chỉ xấp xỉ 6 triệu dân nhưng Singapore lại có tới 73% người tiêu dùng qua mạng và từng giao dịch xuyên biên giới. Vì vậy, thị trường này được xem là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt qua nền tảng thương mại điện tử trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore là một thị trường tiêu dùng tương đối nhỏ nhưng lại tập trung nhiều công ty đa quốc gia và là một trung tâm thông tin, thương mại, tài chính, trung tâm logistics lớn của khu vực và toàn cầu. Hiện nay, có đến 21 trong số 25 nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới có trụ sở tại Singapore, đồng thời đây cũng là một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế lớn, là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Hệ thống cảng biển Singapore hiện được kết nối với 600 cảng tại 123 quốc gia, thông qua 200 tuyến vận chuyển. Có khoảng 5% lượng hàng được tiêu thụ ngay tại Singapore, 95% hàng hóa còn lại sẽ tiếp tục được vận chuyển tới nhiều địa điểm trên toàn thế giới thông qua chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, xuất khẩu hàng vào Singapore ngoài phục vụ người tiêu dùng bản địa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội lớn hơn là tiếp cận được những đối tác, người mua, khách hàng quốc tế đang hiện diện tại nước này. Hơn nữa, khi tiếp cận được nhóm khách hàng quốc tế không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt tăng giá trị xuất khẩu mà còn tăng được độ phủ hàng hóa, giá trị thương hiệu. Khai thác tốt việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Singapore là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định vị thế và chinh phục thị trường quốc tế. Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, giai đoạn trước COVID-19, Thương vụ thường hỗ trợ các doanh nghiệp qua việc mời các chuỗi siêu thị, hiệp hội nhập khẩu đến thăm gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam tại các hội chợ triển lãm ở Singapore; showroom của Thương vụ tại Singapore hoặc đưa đoàn doanh nghiệp nhập khẩu Singapore về Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng; hoặc kết nối qua email khi có yêu cầu tìm kiếm đơn hàng cụ thể của nhà nhập khẩu. Điểm ưu việt của cách thức thâm nhập thị trường này là giá trị đơn hàng lớn, doanh nghiệp Việt Nam không phải lo các thủ tục nhập khẩu, giấy phép. Tuy nhiên, hạn chế đó chính là tính chủ động thấp, phụ thuộc vào quyết định của nhà nhập khẩu mà không có khả năng tác động đến người tiêu dùng cuối cùng. Thêm vào đó, chi phí đưa hàng vào hệ thống bán lẻ lớn; sau giai đoạn bán thử, nhiều siêu thị không tiếp tục đơn hàng, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam vừa mất phí lớn, vừa chịu ép giá. Mặt khác, đưa hàng vào hệ thống siêu thị còn chịu đọng vốn lớn do hầu hết các siêu thị Singapore đều yêu cầu trả chậm ít nhất 90 ngày.Trong khi đó, tham gia vào thương mại điện tử, doanh nghiệp có độ tương tác cao với người tiêu dùng để có thể linh hoạt điều chỉnh sản xuất theo thị hiếu, nhu cầu; không bị đọng vốn vì thanh toán trực tiếp, chi phí ban đầu bỏ ra thấp, toàn quyền kiểm soát thương hiệu.
Hiện nay, ở Singapore, có rất nhiều sàn thương mại điện tử đang hoạt động như Shopee, Lazada, Amazon.sg, Qoo10, Ezbuy, Ebay. Một số sàn chuyên về thời trang, mỹ phẩm như: Zalora, Reebonz, Love Bonito, Althea; và các sàn chuyên về nội thất, phong cách sống là: Courts, Castlery, Forty Two, Hip Van, Tangs, Horme; các sàn chuyên về thực phẩm là Redmart, Fairprice marketplace… Hầu hết các sàn thương mại điện tử đều cho phép đóng gói và kiện toàn dịch vụ từ nước ngoài trừ Amazon.sg và các sàn chuyên về thực phẩm. Chi phí phải trả cho các sàn giao dịch thương mại điện tử là 7,5% giá trị giao dịch, không kể chi phí vận chuyển. Không những thế, hầu hết người tiêu dùng Singapore sẽ vào thẳng các sàn này để tìm kiếm các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của họ.Vì vậy, để đưa hàng vào thị trường Singapore nói chung và hệ thống các sàn thương mại điện tử ở Singapore nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam có thể tự thành lập công ty ở Singapore hoặc tìm được nhà nhập khẩu Singapore và nhà nhập khẩu tự làm các thủ tục nhập khẩu, đưa hàng vào hệ thống bán lẻ/thương mại điện tử.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng trung gian thương mại điện tử hoặc tự chủ động mở "quầy" trên các sàn giao dịch điện tử nếu có đủ năng lực marketing, bán hàng, giao nhận, chăm sóc khách hàng… Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử ở Singapore chủ yếu là trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, có rất ít doanh nghiệp tham gia vào các ngành hàng thế mạnh của Việt Nam như đồ nội thất, quần áo, đồ chơi, đồ gia dụng…do dễ dàng thực hiện đóng gói và kiện toàn dịch vụ từ nước ngoài, các doanh nghiệp có thể tự đăng ký tài khoản và "mở quầy" trực tiếp với các sàn thương mại điện tử. Thế nhưng, với sản phẩm thực phẩm, đồ uống, do liên quan đến quy định giấy phép nhập khẩu thực phẩm, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhà nhập khẩu tại Singapore để làm thủ tục xin cấp phép tại Cơ quan thực phẩm Singapore nếu muốn bán hàng qua các sàn Amazon.sg, Redmart, Fairprice marketplace… Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, khi tham gia thương mại điện tử là xu thế không thể đảo ngược. Vậy nên doanh nghiệp tự tin với chất lượng sản phẩm như bao bì, nhãn mác, chứng chỉ, có năng lực cạnh tranh về giá cả, tính ưu việt của sản phẩm cũng như sản lượng sản xuất đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cần nhanh chóng nắm bắt xu thế để tiếp cận các nhà nhập khẩu toàn cầu.Đặc biệt, thị trường Singapore rất thích hợp để các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể thử nghiệm tham gia thương mại xuyên biên giới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn 9 năm
17:30' - 26/03/2021
Theo trang mạng Business Recorder (Pakistan), trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn 9 năm qua, giữa lúc số đơn đặt hàng mới tăng nhẹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam
17:09' - 26/03/2021
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị đang và tiếp tục làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền các nước để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lào Cai phát hiện lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:03' - 24/05/2025
Các đơn vị chức năng vừa phát hiện và bắt giữ một lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Thị trường
Liên kết vùng để thúc đẩy thương mại điện tử vùng trung du và miền núi phía Bắc
11:56' - 24/05/2025
Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm trung du và miền núi phía Bắc” năm 2025.
-
Thị trường
Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ 15 nghìn tấn vải thiều sớm
11:43' - 23/05/2025
Vải thiều chín sớm Tân Yên, một sản phẩm đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên. Năm nay, diện tích vải thiều Tân Yên là 1.375 ha, sản lượng ước đạt 15.500 tấn.
-
Thị trường
Giá vàng miếng trưa 23/5 giảm 500 nghìn đồng/lượng
11:29' - 23/05/2025
Giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống khi đồng USD mạnh lên, giá vàng trong nước trưa ngày 23/5 giảm 500 nghìn đồng/lượng.
-
Thị trường
Liên kết xuất khẩu, đưa trái nhãn vượt đại dương
11:02' - 23/05/2025
Thành phố Cần Thơ hiện có trên 26.000 ha trồng cây ăn trái; trong đó, hơn 10% là diện tích nhãn (chủ yếu là nhãn ido, thanh nhãn).
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm cho trẻ em
11:32' - 22/05/2025
Từ ngày 21/05 đến 03/06/2025, siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “25 triệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” với 2.500 sản phẩm giảm giá đến 50%.
-
Thị trường
Tăng cường kết nối doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam - Ấn Độ
10:50' - 22/05/2025
Chiều 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành đồ gỗ và nội thất” nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước.
-
Thị trường
VietOffice 2025 hướng đến tiêu chí xanh
13:33' - 21/05/2025
Triển lãm VietOffice 2025 dành sự ưu tiên và chào đón các sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá, tân tiến với 150 gian hàng, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Canada tiếp tục tăng vượt tốc độ lạm phát chung
10:11' - 21/05/2025
Mặc dù tốc độ lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt vào tháng trước, Cơ quan Thống kê Canada cho biết người tiêu dùng vẫn chứng kiến giá thực phẩm tăng với tốc độ nhanh hơn.