Cơ hội để Indonesia thoát bẫy tăng trưởng 5% trong năm tới
Từ năm 2014 đến nay, chỉ có một năm duy nhất tăng trưởng kinh tế của Indonesia đạt 5,2% và một năm tồi tệ với con số 4,9%. So với góc độ toàn cầu, cũng như đối với các thị trường mới nổi, tăng trưởng của Indonesia chưa phải là bi quan, song Indonesia có thể làm tốt hơn thế.
Theo bài viết, nguyên nhân của tăng trưởng thấp là thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng, một phần là do cường độ sản xuất thấp hơn trong những năm qua. Vào năm 2000, lĩnh vực sản xuất chiếm khoảng 28% GDP, trong khi năm 2019, tỷ trọng này đã giảm xuống còn 20%.
Việc giảm nguồn thu từ lĩnh vực xuất khẩu đã ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm và tài trợ nhu cầu đầu tư của quốc gia. Thâm hụt tài khoản vãng lai là vấn đề lớn đối với một nền kinh tế đang phát triển với yêu cầu đầu tư khổng lồ.
Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể nhanh chóng tăng lên hơn 3% GDP, do đó đòi hỏi dòng tài chính bên ngoài lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Indonesia khá thấp. Nước này chỉ nhận được 12% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của ASEAN mặc dù chiếm 35% GDP và 40% dân số của ASEAN.
Các nhà hoạch định chính sách của Indonesia đã khéo léo quản lý sự mất cân bằng của đất nước. Về mặt chính sách tiền tệ, ngân hàng Indonesia đã ưu tiên điều chỉnh chính sách khi điều kiện toàn cầu thay đổi.
Về phía chính phủ, nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực nhiên liệu sinh học trong nước và các biện pháp tăng giá trong lĩnh vực hàng hóa đã dẫn đến sự cải thiện cụ thể trong cán cân thương mại. Tuy nhiên, những biện pháp này là không đủ. Vấn đề cấu trúc cuối cùng đòi hỏi các giải pháp lâu dài.
Ngoài sự cản trở cơ cấu đối với tăng trưởng và thâm hụt tài khoản vãng lai, Indonesia cũng đang phải đối mặt với sự giảm tốc theo chu kỳ. Tốc độ tăng trưởng toàn cầu và khu vực đang chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Tình trạng kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang đè nặng lên lĩnh vực hàng hóa. Tâm lý kinh doanh trong nước suy giảm do thiếu động lực tăng trưởng cho nền kinh tế và chi tiêu cơ sở hạ tầng đã chậm lại trong năm 2019. Nhìn chung, tăng trưởng của Indonesia có thể sẽ dao động quanh mức 5% vào năm 2020. Hiện tại bẫy 5% sẽ còn tồn tại.
Tuy nhiên, có một số tín hiệu lạc quan trong thời gian tới. Thứ nhất, chi tiêu cơ sở hạ tầng công cộng dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2020 sau khi giảm đáng kể trong năm 2019, đánh dấu một chu kỳ đầu tư nhiều năm sẽ thúc đẩy tăng trưởng.
Năm 2020, Indonesia có thể bắt đầu hai dự án nhà máy lọc dầu lớn và Chính phủ đang nhắm mục tiêu xây dựng 4.000 km đường thu phí vào năm 2024.
Thứ hai, vào năm 2021, việc xây dựng thủ đô mới dự kiến sẽ bắt đầu ở Đông Kalimantan.
Thứ ba, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) cho biết cần phải cải cách thủ tục hành chính ngay lập tức để tập trung vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn.
Lịch sử cho thấy thu hút vốn FDI là một trong những cách tốt nhất để xây dựng năng lực xuất khẩu và cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai hiện tại.
Chính phủ của Tổng thống Jokowi sẽ có một loạt bước đi quan trọng như dự luật xúc tiến đầu tư, cải cách thị trường lao động, cải cách thuế và tự do hóa ngành ngân hàng. Nếu thực hiện thành công, các biện pháp này có thể thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng gần hơn tới mức 6%.
Indonesia cần cải cách thị trường lao động để có thể tạo ra lợi thế riêng, bởi chi phí lao động cao đã dẫn đến việc các tập đoàn đã không chọn Indonesia mà đầu tư vào các nền kinh tế khác trong khu vực.
Chính phủ cũng cần khuyến khích và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, bên cạnh việc giảm thuế doanh nghiệp và cắt giảm thuế đối với cổ tức được tái đầu tư ở Indonesia. Cuối cùng, việc loại bỏ chính sách quy định về nhóm các ngân hàng nước ngoài có khả năng thúc đẩy đầu tư vào Indonesia. Đây là động lực cơ bản nhất của thâm hụt tài khoản hiện tại.
Indonesia cần hành động càng sớm càng tốt. Sự khác biệt giữa mức tăng trưởng 6% và 5% trong 20 năm tới sẽ quyết định liệu Indonesia có trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2040 hay vẫn bị mắc kẹt trong bẫy tăng trưởng trung bình./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Indonesia có được các hợp đồng trị giá 16 tỷ đồng từ Vietnam Expo 2019
07:59' - 28/12/2019
Cơ quan thương mại Indonesia tại Việt Nam cho biết, 9,75 tỷ Rupiah (16 tỷ đồng) là con số mà doanh nghiệp Indonesia giành được qua việc ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hóa tại Vietnam Expo 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Học giả Indonesia nhấn mạnh tới ưu tiên RCEP
12:15' - 24/12/2019
Học giả Indonesia cho rằng thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là vấn đề đầu tiên mà Việt Nam cần ưu tiên trong Năm Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẽ xây dựng hai đặc khu thương mại trên đảo Batam
20:43' - 23/12/2019
Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia ngày 23/12 cho biết nước này sẽ xây dựng 2 đặc khu thương mại trên đảo Batam, tỉnh Riau vào năm tới sau khi sửa đổi quy định về thương mại tự do và khu vực cảng (KPBPB).
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Indonesia lập "đỉnh" trong bảy tháng
06:35' - 17/12/2019
Cơ quan Thống kê Indonesia cho biết trao đổi thương mại quốc tế của nước này trong tháng 11/2019 ghi nhận mức thâm hụt cao nhất trong bảy tháng qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bổ nhiệm giám đốc mới quản lý và điều hành công việc tại Nhà Trắng
20:12' - 19/08/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/8 đã bổ nhiệm ông Dave Noble - Giám đốc Tổ chức Hòa bình Mỹ (Peace Corps) - làm người quản lý và điều hành các hoạt động tại Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với Bỉ và EU
18:15' - 19/08/2022
Tiếp theo chuyến thăm và làm việc tại Anh, đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta thăm và làm việc tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 16 đến 19/8.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam kêu gọi APEC tăng cường trao đổi và hỗ trợ quảng bá, mở cửa du lịch quốc tế
17:59' - 19/08/2022
Ngày 19/8, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch Việt Nam Đoàn Văn Việt đã kêu gọi APEC tăng cường trao đổi và hỗ trợ quảng bá chính sách mở cửa du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Anh: Ngoại trưởng Liz Truss ưu tiên phục hồi kinh tế nếu trở thành Thủ tướng
14:53' - 19/08/2022
Ngoại trưởng Liz Truss nhấn mạnh ưu tiên của bà là đưa nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại, giảm thuế để những lao động xứng đáng có thu nhập cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Cuba cân nhắc tái lập đường bay thương mại
10:39' - 19/08/2022
La Habana và Moskva đang nghiên cứu và phân tích các điều kiện khách quan để khôi phục các chuyến bay thương mại giữa hai nước trong thời gian ngắn nhất có thể.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đấu giá nhượng quyền khai thác 15 sân bay lớn
08:12' - 19/08/2022
Ngày 18/8, Chính phủ Brazil đã tổ chức đấu giá nhượng quyền khai thác 15 sân bay lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm quy mô quản lý của nhà nước đối với hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine và LHQ nhất trí xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
08:09' - 19/08/2022
Ngày 18/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres tại Lvov trong khuôn khổ chuyến công du Ukraine của Tổng thư ký LHQ.
-
Kinh tế Thế giới
Những tín hiệu tích cực đối với kinh tế Canada
08:08' - 19/08/2022
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Canada đang trở lại trạng thái bình thường, sớm hơn dự kiến sau đại dịch COVID-19. Lạm phát dường như đã đạt đến đỉnh điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia châu Âu đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam
07:56' - 19/08/2022
Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển ngoạn mục, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại.