Cơ hội lịch sử cho đồng euro
Nhật báo Les Echos của Pháp dẫn nhận định của ông Gilles Boyer, nghị sĩ châu Âu (Renew Europe), thành viên của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ, cho rằng khu vực đồng tiền chung châu Âu cần phải tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế quốc tế của đồng euro. Bên cạnh đó, cũng không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
Theo nghị sĩ châu Âu thuộc đảng Renew Europe này, các quyết định kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy châu Âu tự trang bị tiền bạc: cuộc khủng hoảng mà ông Trump đang đẩy đồng USD vào đó, tạo ra một cơ hội to lớn cho đồng tiền chung của châu Âu.
Đồng USD từ lâu đã là đồng tiền của thế giới: tài chính toàn cầu sử dụng USD, thương mại quốc tế cũng vậy. Gần 50% các khoản thanh toán quốc tế được thực hiện bằng USD. Kể từ năm 1944, đồng USD cũng là “đồng tiền dự trữ” lớn: được mọi nơi chấp nhận, các chính phủ nắm giữ một lượng lớn để trấn an những chủ nợ và nhà đầu tư trong trường hợp khủng hoảng.
Cựu Tổng thống Pháp, Valéry Giscard d’Estaing, đã từng nói đến “đặc quyền quá mức” của đồng USD để chỉ toàn bộ những lợi thế so sánh mà người Mỹ được hưởng khi sở hữu đồng tiền tham chiếu toàn cầu. Ví dụ, các doanh nghiệp Mỹ khi xuất khẩu được thanh toán bằng chính đồng tiền của họ, nên không phải chịu rủi ro từ biến động tỷ giá. Người Mỹ cũng vay vốn với chi phí thấp, vì đồng USD là một loại tiền tệ được săn đón trên toàn thế giới.
Đồng USD cũng là một công cụ quyền lực mạnh mẽ, cho phép Mỹ áp đặt lên phần còn lại của thế giới không chỉ quan điểm của họ, mà đôi khi cả luật pháp của họ.
Về phần mình, trong vòng 25 năm qua, đồng euro đã xây dựng được một vị thế vững chắc: hiện nay, đây là đồng tiền lớn thứ hai trên thế giới. Khoảng 20% các khoản thanh toán quốc tế được thực hiện bằng đồng euro (đứng sau đồng USD, và bỏ xa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc). Hơn 20% dự trữ tiền tệ toàn cầu là bằng euro, so với gần 60% là USD. Những biến động hiện tại có thể mang lại lợi thế cho đồng euro, một đồng tiền ổn định của một châu lục ổn định. Trước lợi thế này, châu Âu cần phải nắm bắt cơ hội để củng cố vai trò quốc tế của nó. Bằng cách nào?
Để đạt được điều này, trước hết, theo ông Gilles Boyer, châu Âu phải giành lại quyền tự chủ trong lĩnh vực thanh toán. Hiện nay, 90% các khoản thanh toán bằng thẻ trong Liên minh châu Âu được thực hiện thông qua Visa và Mastercard - hai công ty của Mỹ. Không phải là chuyển từ một thái cực sang một thái cực khác, mà là đặt câu hỏi liệu chúng ta có thể tiếp tục phụ thuộc như vậy không.
Do đó, để giành được quyền tự chủ, châu Âu cần đẩy nhanh tiến trình phát triển đồng euro kỹ thuật số - phương tiện thanh toán số của khu vực. Ngân hàng Trung ương châu Âu và các nhà lập pháp châu Âu đang làm việc trên dự án này, và cùng với các sáng kiến tư nhân được phối hợp và khuyến khích, chủ quyền của châu Âu sẽ được củng cố.
Tiếp theo, châu Âu cần xây dựng một Liên minh thị trường vốn thực sự - nói cách khác là hình thành một thị trường vốn mang tầm khu vực. Các thị trường quốc gia hiện nay chưa đạt quy mô đủ lớn để kết nối những nhà đầu tư năng động với những người khởi xướng các dự án đầy tham vọng, cũng như chưa đủ hấp dẫn để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu tài sản tài chính, định giá bằng euro.
Cuối cùng, ông Gilles Boyer cũng cho rằng châu Âu cần cải cách đồng euro, vốn được coi là một thành công lớn, nhưng vẫn còn dang dở. Khi mọi thứ suôn sẻ, ai cũng được hưởng lợi (vay vốn dễ dàng, thương mại thông suốt). Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, như vào năm 2008, khu vực này lại thiếu các công cụ cần thiết để ứng phó. Các nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm sự ổn định, đó là một lợi thế châu Âu trong thời điểm hiện nay, và họ đánh giá điều đó qua độ vững chắc của những thể chế chính trị, cách thức quản trị và cơ chế giải quyết khủng hoảng.
Cho đến nay, châu Âu đã có các cơ chế cứu trợ để hỗ trợ những quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung euro. Tuy nhiên, niềm tin vẫn còn thiếu hụt, cả giữa các quốc gia thành viên lẫn đối với những cơ chế quản trị của đồng tiền chung. Các công cụ để đảm bảo kỷ luật ngân sách vẫn chưa hoàn thiện. Châu Âu cũng đang thiếu một công cụ vay mượn chung lâu dài và ổn định, như những “trái phiếu châu Âu” (euro-obligations), tương tự như trái phiếu kho bạc của Mỹ. Không nghi ngờ gì, các trái phiếu này hẳn đã rất hấp dẫn trong những tuần vừa qua.
Người ta vẫn thường nói “trong rủi có may” và khi đó thì không nên để vuột mất cơ hội. Cuộc khủng hoảng đồng euro đã cho phép châu Âu củng cố nền tảng của đồng tiền chung. Sự bất ổn hiện nay, bất kể kéo dài bao lâu hay nghiêm trọng đến mức nào, nếu biết tận dụng sẽ trở thành đòn bẩy để đưa đồng euro lên tầm vóc toàn cầu, đồng thời tăng cường quyền tự chủ và sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực lạm phát gia tăng, ECB thận trọng với kế hoạch giảm lãi suất
08:51' - 05/05/2025
Ở thời điểm hiện tại, giới giao dịch tài chính dự báo 85% khả năng ECB sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng 6.
-
Chứng khoán
Nhiều yếu tố chi phối thị trường chứng khoán
08:45' - 04/05/2025
Thị trường chứng khoán chịu tác động từ nhiều yếu tố mang tính bất định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động xoay quanh các chính sách thuế quan khó đoán định từ phía Mỹ.
-
Tài chính
Đồng euro tăng mạnh sau thuế quan Mỹ, lợi nhuận doanh nghiệp châu Âu lao dốc
10:52' - 29/04/2025
Đồng euro đã bất ngờ tăng giá mạnh kể từ sau thông báo áp thuế quan quy mô lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro có thể trở thành “nơi trú ẩn an toàn”?
05:30' - 17/04/2025
Theo trang mạng của tổ hợp truyền thông DW, đồng euro đã tăng hơn 10% so với đồng USD kể từ tháng 1/2025, đạt mức 1,1369 USD đổi 1 euro vào ngày 14/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30'
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng nhân dân tệ ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư toàn cầu
05:30' - 07/05/2025
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh tính an toàn của tài sản Mỹ đang bị đặt dấu hỏi, một số loại tài sản nước ngoài, trong đó có đồng nhân dân tệ, trở nên hấp dẫn hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30' - 06/05/2025
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30' - 06/05/2025
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
"Gió đổi chiều" trong ngành vận tải biển toàn cầu
06:30' - 05/05/2025
Theo ông Sanne Manders từ công ty giao nhận vận tải trực tuyến Flexport, nếu 7,5% khối lượng vận chuyển trên Thái Bình Dương bị hủy bỏ thì sẽ gây ra cú sốc lớn đối với các công ty vận tải biển.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao OPEC+ tăng nguồn cung dù giá dầu giảm?
05:30' - 05/05/2025
Trong một tuyên bố, OPEC+ cho biết thị trường đang "khỏe mạnh" và lưu ý rằng tồn kho dầu vẫn ở mức thấp.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành dược phẩm?
19:13' - 02/05/2025
Nếu Mỹ áp thuế đối với thuốc nhập khẩu, chi phí sản xuất trong toàn bộ chuỗi giá trị dược phẩm sẽ như thế nào?