Cơ hội mở rộng thị trường ở Trung Đông - châu Phi rất lớn
Ngày 25/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông – châu Phi”, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khai thác, mở rộng thị trường và tìm kiếm các đối tác bạn hàng mới tại khu vực này.
Tại hội thảo, ông Ngô Khải Hoàn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, với diện tích và dân số tương đối lớn, Trung Đông – châu Phi là khu vực có nhu cầu nhập khẩu cao; trong đó, nhiều mặt hàng phù hợp với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cùng với đó, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 70 quốc gia trong khu vực này. Điều đó cho thấy cơ hội mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam là rất lớn.
Trong bối cảnh các thị trường khác còn nhiều khó khăn, những mặt hàng thuần Việt xuất khẩu vẫn tăng trưởng tại Trung Đông – châu Phi. Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này ngày càng phong phú, đa dạng. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống như: gạo, cà phê, hồ tiêu, giầy da,... còn xuất hiện nhiều mặt hàng có giá trị cao như: linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng,…Các nước thuộc khu vực Trung Đông – châu Phi có nhu cầu nhập khẩu lớn về thủy sản, lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng,… Bên cạnh đó là nhu cầu về chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, khí đốt, máy móc thiết bị....
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có quan hệ ngoại giao, hợp tác truyền thống hữu nghị lâu dài với nhiều nước Trung Đông, có mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao làm cầu nối thúc đẩy trao đổi thương mại và hợp tác.Hiện Việt Nam có 8 Đại sứ quán và 6 Thương vụ tại Trung Đông, có 9 Đại sứ quán thuộc các nước Trung Đông tại Việt Nam. Đặc biệt các mặt hàng nhập khẩu của Trung Đông khá phù hợp với với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giầy, sản phẩm nông sản…Tuy nhiên, một số thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường này cần lưu ý như về an ninh bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo tại các quốc gia, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, đặc biệt khó khăn trong thanh toán do nhiều doanh nghiệp không có thói quen mở L/C (hình thức thanh toán thư tín dụng). Để hạn chế những rủi ro trên, Bộ Công Thương cũng đưa ra cảnh báo khi doanh nghiệp xâm nhập thì trường Trung Đông - châu Phi, cần có đủ thông tin như điều tra thương nhân, tìm hiểu kỹ về thị trường; cảnh giác với những thương vụ quá hấp dẫn, nên sử dụng tư vấn cho thẩm định đối tác, giúp đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng.Đồng thời doanh nghiệp cần theo dõi tình hình chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang website của Bộ Công Thương.
Để tránh rủi ro các doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm khách hàng qua mạng. Nên tích cực tham gia các đoàn nghiên cứu thị trường xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm quốc tế, diễn đàn doanh nghiệp để tìm khách hàng uy tín…Khi thanh toán theo hình thức D/P (giao tiền thì giao chứng từ) doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức phần trăm đặt cọc (deposit) để đảm bảo cho các đơn hàng (tốt nhất trên 30% trở lên).Nhiều doanh nghiệp trong nước đang có ý định làm ăn tại châu Phi, và Trung Đông, nhưng lực cản lớn nhất đối với họ chính là thiếu thông tin và những bấp bênh về khả năng thanh toán khi giao dịch với các thương nhân nước ngoài.Để có thể tránh được những thiệt hại trong quá trình giao dịch tại thị trường này, đại diện Công ty tư vấn phát triển Halal khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam nên cẩn trọng với những lời đề nghị mua hàng với giá trị hợp đồng lớn, điều kiện giao dịch đơn giản, giá hấp dẫn; hoặc yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam trả trước một khoản tiền lệ phí, như phí trúng thầu, phí xin giấy phép nhập khẩu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức cho nông sản, thực phẩm xuất khẩu
11:13' - 23/05/2017
Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng các đơn vị liên quan giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương hướng tới phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu
21:06' - 17/05/2017
Ngành Công Thương sẽ tập trung vào phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ xuất khẩu
13:00' - 16/05/2017
Ngày 16/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp cùng Liên minh Hỗ trợ Xuất khẩu Việt Nam (Vietnam Export Support Alliance – VESA), tổ chức “Hội thảo Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.