Cơ hội mới cho ngành nuôi tôm Việt Nam xâm nhập thị trường Australia
Trong dịp sang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Australia (Ôx-trây-li-a) trong hai ngày 8-10/9 về tăng cường hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, và đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam dự Hội chợ quốc tế hàng thực phẩm Australia, Tuần lễ thủy sản Việt Nam, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trả lời phỏng vấn về mục đích chuyến công tác và đặc biệt là triển vọng lần đầu tiên xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang thị trường Australia.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, chuyến thăm làm việc của ông và đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Australia lần này có hai mục đích: Một là bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tăng cường thương mại về nông sản giữa hai nước và hai là tăng cường hợp tác về nông nghiệp giữa hai nước trong thời gian tới.Trong cuộc trao đổi, Việt Nam bày tỏ ưu tiên xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang Australia, và sẵn sàng cùng với bạn chia sẻ thông tin và trao đổi làm rõ một số vấn đề vướng mắc hiện nay.
Tại các cuộc làm việc, đoàn Việt Nam cũng trao đổi về tăng cường xuất, nhập khẩu trái cây giữa hai nước, mà hiện nay theo đề nghị của Việt Nam, Australia mới mở cửa cho trái vải năm 2015 và gần đây nhất là xoài, tới đây còn một số trái cây khác như thanh long, chanh leo..., cũng đã được phía bạn ghi nhận.Ngược lại, Việt Nam cũng đã mở cửa thị trường cho 38 trái cây của Australia và vừa rồi, năm 2014 có sự cố về vườn quả nên đã ngừng nhập khẩu. Australia đang cấp thiết đề nghị Việt nam ưu tiên xem xét nhập khẩu lại trái kiwi hay một số sản phẩm trái cây khác có lợi thế của bạn. Việt Nam cũng ghi nhận việc này.
Về lý do Việt Nam ưu tiên chọn xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang Australia, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, những năm vừa qua, Australia là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn về thủy sản của Việt Nam, trong đó tôm là mặt hàng thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Australia.Tuy nhiên, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Australia giảm 25,6% và trong 7/2016 lại giảm tiếp 16% so với năm 2015.
Đây là vấn đề cần bàn với bạn để tìm giải pháp. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có nước nào có thể xuất khẩu tôm tươi nguyên con vào thị trường Australia, trong khi Việt Nam rất cần việc mở thị trường Australia để khẳng định tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng cũng như công nghệ của Việt Nam có thể đảm bảo được.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp Việt Nam lần đầu tiên tăng trưởng âm trong sáu tháng đầu năm 2016, vì thế theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành nông nghiệp phải tập trung vào thúc đẩy nông nghiệp sáu tháng cuối năm cũng như những năm tiếp theo để bù lại đà tăng trưởng âm vừa qua.Trong các sản phẩm được xác định có lợi thế khôi phục được sản xuất nông nghiệp là thủy sản, mà trong đó con tôm nước lợ được xác định là có thế mạnh. Chính vì thế, vừa qua, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, chất lượng giống, đầu vào và công nghệ nuôi cũng như các mô hình mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lớn có công nghệ hiện đại đầu tư vào.
Như vậy, triển vọng ngành nuôi tôm của Việt nam có tín hiệu tốt. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải giải quyết vấn đề thị trường. Trong nhóm các giải pháp thị trường thì Việt Nam chọn Australia bởi đây là thị trường rất tiềm năng và có nhu cầu rất lớn về tôm tươi nguyên con mà hiện Việt Nam chưa xuất khẩu được.
Triển vọng và khả năng công nghệ của Việt Nam hiện nay như đã nói là có nhiều doanh nghiệp có thể đảm bảo xây dựng được cơ sở an toàn dịch bệnh cũng như đáp ứng được các điều kiện có thể vào thị trường Australia.
Thứ trưởng cho biết, trong cuộc làm việc ngày 8/9, hai bên đã thảo luận và thống nhất cao về vấn đề hợp tác. Phía Australia tỏ ra thiện chí và rất quan tâm đến ưu tiên của Việt Nam trong xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang nước này.Hai bên thống nhất vào quý IV/2016 này sẽ có một đoàn đại diện các cơ quan chức năng, chuyên môn kỹ thuật của Australia sang kiểm dịch và xem xét các điều kiện mà Việt Nam đáp ứng để có thể xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang Australia. Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng ngành nuôi tôm Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, Australia là thị trường có nhu cầu rất lớn về thủy, hải sản với kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 868 triệu USD năm 2011 lên 1,6 tỷ USD năm 2015 (tăng 84%).Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thủy hải sản lớn nhất cho thị trường Australia, sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand (Niu Di-lân), nhưng mới chỉ chiếm 11,2% thị phần nhập khẩu tại thị trường này. Trong nhóm hàng này, tôm được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50.000-60.000 tấn.
Trong 5 năm qua, Việt Nam luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia. Tuy nhiên, do các quy định nghiêm ngặt từ phía Australia đối với tôm cũng như sản phẩm tôm nhập khẩu, nên Việt Nam hiện mới chỉ đưa được tôm đã luộc chín hoặc tôm tẩm bột, gia vị, chứ chưa thể xuất khẩu tôm tươi đông lạnh nguyên con vào Australia. Trong khi đó, nhu cầu về tôm tươi nguyên con ở Australia lớn hơn rất nhiều./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát "đầu vào" và vệ sinh ATTP ở tất cả các hình thức nuôi tôm
16:29' - 05/08/2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định kế hoạch hành động phát triển nuôi tôm nước lợ 6 tháng cuối năm 2016, trong đó chú trọng khâu kiểm soát "đầu vào" và vệ sinh ATTP.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu tôm tăng, nhưng không ít nỗi lo
19:54' - 03/08/2016
VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2016 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Tuy nhiên, ngành tôm vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức nhất định cần phải tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Brexit: Xuất khẩu tôm Việt Nam có xu hướng giảm
15:44' - 06/07/2016
Cho dù Anh có rời EU hay không, việc mua bán thủy sản giữa các doanh nghiệp Anh và Việt Nam vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.