Xuất khẩu tôm tăng, nhưng không ít nỗi lo
Đó là thông tin tại hội thảo "Ngành tôm Việt Nam trước những thách thức mới" do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh chiều 3/8.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Vasep.Pro, trong 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm Việt Nam có sự tăng trưởng nhẹ, đạt kim ngạch trên 1,35 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015. Hầu hết ở các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam gồm Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có sự phục hồi, trừ thị trường Nhật Bản giảm 8,8%.
Xuất khẩu có tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu từ các thị trường tăng và giá tôm thế giới có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, việc tôm Ấn Độ chịu thuế chống bán phá giá cao ở thị trường Hoa Kỳ, tôm Thái Lan bị mất uy tín và lợi thế từ TPP đã thúc đẩy ngành tôm tăng trưởng trong những tháng đầu năm.
Mặc dù xuất khẩu tăng, nhưng ngành tôm vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn. Theo bà Lê Hằng, do giá thành sản xuất cao khiến giá tôm Việt Nam đang cao hơn 20% so với các đối thủ khác.
Cụ thể, giá nhập khẩu trung bình vào thị trường Hoa Kỳ của tôm Việt Nam là 11,2 USD/kg, trong khi tôm Trung Quốc chỉ có mức giá 6,7 USD/kg và Ấn Độ cao hơn cũng chỉ 10,8 USD/kg.
Bên cạnh đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã khiến nhiều nhà máy thiếu hụt tôm nguyên liệu để chế biến. Trong những tháng đầu năm, các nhà máy chỉ hoạt động 50-60% công suất chế biến và phải bù đắp bằng việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, thực sự trong ngành tôm hiện nay không ai có lãi, kể cả người sản xuất tôm giống, người nuôi tôm thịt hay doanh nghiệp chế biến… cũng đang bị lỗ. Ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, ngành tôm cũng đang trong tình trạng tương tự.
“Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản, vì cung lúc nào cũng vượt cầu. Bây giờ nhu cầu của thị trường hàng năm chỉ tăng khoảng 1-3%, nhưng nguồn cung tăng 10% nên giá giảm. Cứ 1% nguồn cung tăng thì có khoảng 4,5-5% giá giảm. Như vậy, nếu tăng cung lên khoảng 5% thì giá đã giảm 25%”, ông Lê Văn Quang nói.
Lý giải vì sao ngành tôm Việt Nam lại phải đối mặt với sự bất ổn, giá thành cao và tính cạnh tranh kém, ông Lê Văn Quang cho rằng, nếu xem xét lại tất cả các khâu của quá trình sản xuất tôm của Việt Nam từ khâu quy hoạch vùng nuôi, con giống cho đến thu hoạch, bảo quản và chế biến xuất khẩu thì đều bộc lộ những yếu điểm, thách thức rất lớn.
Theo ông Lê Văn Quang, quy hoạch vùng nuôi hiện nay rất yếu, kém và có thể nói là chưa có quy hoạch các vùng nuôi tôm mà chỉ mang tính tự phát của các hộ nuôi. Hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm đầu tư rất kém, không có kênh thoát riêng mà đa số cùng thoát ra một kênh nên người thì lấy nước vào nuôi, người lại xả nước ra từ chính con kênh đó.
Đặc biệt, ngành tôm của Việt Nam không được quy hoạch theo các vùng nuôi lớn (như cánh đồng mẫu lớn) cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất mà chỉ có các diện tích nuôi nhỏ lẻ. Điều này khiến dịch bệnh lây nhiễm tràn lan, tỷ lệ nuôi thành công chỉ dưới 30% và làm giá thành con tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới trên 20%.
Một số doanh nghiệp khác cũng cho biết, vấn đề thu hoạch, bảo quản, khi thu hoạch tôm đang có rất nhiều vấn đề mà nếu không quản lý chặt chẽ thì ngành tôm Việt Nam có nguy cơ mất dần thị phần trên thị trường thế giới.
Để ứng phó với tình trạng này, một số đại biểu cho rằng, ngành tôm Việt Nam và các nước phải cùng liên kết với nhau lại, chỉ sản xuất ở mức cung đủ so với nhu cầu, nếu không tất cả lại đều bị thua lỗ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành cần có những giải pháp đồng bộ để ngành tôm phát triển bền vững hơn cũng như nâng cao tính cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng./.
>>> Chiến thắng trong vụ kiện tôm sẽ thúc đẩy dòng hàng hóa Việt Nam sang Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ký thỏa thuận về thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam
23:10' - 18/07/2016
Theo đó, hai bên đã đạt được giải pháp song phương để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong 2 vụ việc giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là vụ DS404 và DS429
-
Xe & Công nghệ
Tôm sẽ là đối tượng để thủy sản "bứt phá"
19:48' - 30/06/2016
Trong 6 tháng cuối năm ngành thủy sản Việt Nam phấn đấu tăng sản lượng, đặc biệt là con tôm tạo bước đột phá cho toàn ngành.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguyên nhân tôm hùm, cá mú chết hàng loạt tại Phú Yên
14:18' - 17/06/2016
Phú Yên vừa có thông báo kết luận nguyên nhân khiến tôm hùm, cá mú chết hàng loạt trong thời gian qua.
-
Xe & Công nghệ
Tôm sú đông lạnh của Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường Mỹ
12:41' - 09/05/2016
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tôm sú vỏ đông lạnh của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan hay Indonesia trên thị trường Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.