Cơ hội nghề nghiệp trong ngành điện gió ngoài khơi
Ngày 28/3, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) phối hợp với Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo về cơ hội nghề nghiệp trong ngành điện gió ngoài khơi. Tại hội thảo các chuyên gia đưa ra cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi, các vướng mắc, cũng như cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Theo Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt vào ngày 15/5/2023, Việt Nam có kế hoạch nâng công suất điện gió ngoài khơi từ mức 0 ở thời điểm năm 2023 lên 6GW vào năm 2030, tầm nhìn 70 - 91,5 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2050, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (net zero) như đã cam kết tại COP26.
Để đạt được mục tiêu này, các nhà đầu tư, nhà phát triển cũng như các nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Chia sẻ tại hội thảo, đại diện Viện Năng lượng (Bộ Công thương) nhận định, việc phát triển điện gió ngoài khơi phù hợp với định hướng chính sách trong chương trình phát triển nguồn điện Việt Nam. Theo đó, đây là lĩnh vực mới, hứa hẹn tạo ra hàng nghìn việc làm chất lượng cao cho các sinh viên học ngành điện, xây dựng, công nghệ… và người lao động.
Mặc dù là ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam, song các chuyên gia cho rằng, nhiều vị trí kỹ thuật trong ngành điện gió ngoài khơi có thể được đảm nhiệm bởi những nhân sự đang làm việc tại các ngành khác có môi trường làm việc, cách thức triển khai, tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng, an toàn tương đồng, chẳng hạn như ngành dầu khí, xây dựng công trình biển, nhà máy điện, điện gió gần bờ và điện gió trên bờ, hàng hải..Cần lưu ý rằng nhân sự đang làm việc trong những lĩnh vực nêu trên sẽ có lợi thế, nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc để gia nhập ngành điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, nhân sự đảm nhiệm các vị trí hành chính hoặc hỗ trợ dự án có thể đến từ nhiều ngành khác nhau nếu sở hữu bằng cấp, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mềm phù hợp. Những ứng viên mới tốt nghiệp hoặc chưa nhiều kinh nghiệm liên quan cũng có thể bắt đầu sự nghiệp trong ngành điện gió ngoài khơi với các vị trí học nghề, thực tập và chương trình quản trị viên tập sự.
Trong các dự án điện gió ngoài khơi, những vị trí công việc khác nhau sẽ yêu cầu nhân sự hoàn thành những chứng chỉ đào tạo khác nhau. Do vậy, đào tạo sẽ là chìa khóa để nhân sự Việt nhanh chóng đáp ứng yêu cầu công việc trong ngành điện gió ngoài khơi Hiện tại ở Việt Nam, một số chuyên ngành đào tạo dài hạn có thể hỗ trợ các dự án điện gió ngoài khơi như Điện – Điện tử, Kỹ thuật Cơ khí Xây dựng Công trình biển, Dầu khí, Kỹ thuật xây dựng, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý Hàng hải, Quản lý năng lượng, Điều khiển tàu biển, Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật môi trường ...Những chuyên ngành này được đào tạo tại một số trường đại học như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Điện lực, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Hàng Hải...
Ngoài ra, một số chương trình đào tạo ngắn hạn bao gồm kỹ thuật cơ bản ngành điện gió ngoài khơi, kỹ thuật an toàn cơ bản, sơ cứu nâng cao, cứu hộ nâng cao cũng cung cấp những kỹ năng cần thiết cho một số công việc mang tính chất kỹ thuật tại các dự án điện gió ngoài khơi. Theo PGS. Nguyễn Đức Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội, điện gió ngoài khơi, cũng như các chủ đề khác trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cần thực hiện phát triển hệ thống năng lượng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của kinh tế xã hội. Đồng thời, đảm bảo mục tiêu chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát triển bền vững là các chủ đề được các cơ sở đào tạo rất quan tâm.Một điểm chung của các nội dung đào tạo này là tính đa ngành, đa lĩnh vực, và sự thay đổi không ngừng. Việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các công việc mới đòi hỏi sự đồng hành của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước.”
Ông Stuart Livesey, Đại diện Tập đoàn CIP tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Dự án Điện gió ngoài khơi La Gàn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển nhân lực cho ngành này, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu trình độ cao.
"Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn khi được xây dựng hết công suất 3,5 GW (3.500 MW) sẽ cần sự tham gia của 45.000 FTE, trong đó một FTE được tính là một nhân sự làm việc toàn thời gian trong vòng một năm. CIP mong muốn nhân sự Việt Nam có cơ hội tiếp cận với cơ hội nghề nghiệp chất lượng, đa dạng trong ngành điện gió ngoài khơi", ông Stuart Livesey bày tỏ, CIP mong muốn hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu các hạng mục phục vụ dự án điện gió ngoài khơi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tương lai. Với vòng đời của một trang trại điện gió ngoài khơi khoảng 35-45 năm, đại diện CIP cho hay, một số vị trí công việc sẽ đồng hành cùng dự án trong cả 3 giai đoạn chính gồm phát triển, thi công và vận hành, một số vị trí khác sẽ chỉ cần tham gia trong một hoặc hai giai đoạn của dự án. Cụ thể, giai đoạn thi công có nhu cầu sử dụng nhân sự cao nhất (chiếm 49% tổng số việc làm được tạo ra trong suốt vòng đời dự án), tiếp theo là giai đoạn vận hành và bảo trì (35%), cuối cùng là giai đoạn phát triển (10%) và tháo dỡ (6%). Tại hội thảo, bên cạnh vấn đề chuẩn bị nhân lực chất lượng, trong giai đoạn khởi tạo ngành điện gió ngoài khơi, các chuyên gia cũng cho rằng, những chính sách sắp tới cần rõ ràng, mang tính khuyến khích để giúp các nhà đầu tư an tâm để đưa ra các cam kết lâu dài và quyết định những khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ USD. Một dự án điện gió ngoài khơi từ giai đoạn cấp phép khảo sát đến giai đoạn vận hành thương mại thường kéo dài tối thiểu 6 năm. Do vậy, ông Stuart Livesey cho rằng, để đạt được mục tiêu của Quy hoạch Điện VIII, cần sớm ban hành cơ chế thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi trong năm 2024, song song với việc từng bước hoàn thiện các chính sách và quy định liên quan. Cũng theo TS. Dư Văn Toán, Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo Tổng cục Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý, cần xây dựng khung pháp lý cho năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi; quy hoạch không gian biển dài hạn, gắn với các ngành kinh tế khác; quy định kỹ thuật, chính sách quản lý rác thải, tái chế, thu gom từ năng lượng tái tạo (tấm pin mặt trời, tuabin gió, tuabin song…).- Từ khóa :
- điện gió
- điện gió ngoài khơi
- lao động
- đào tạo lao động
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động 2024
18:26' - 27/03/2024
Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương (Ban chỉ đạo) đã thống nhất kế hoạch tổ chức lễ phát động sự kiện này và Tháng Công nhân năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Hong Kong (Trung Quốc) ưu tiên cấp thị thực cho lao động tay nghề cao và du khách Việt Nam
12:47' - 21/03/2024
Sau khi Hong Kong mở chương trình thị thực việc làm cho lao động tay nghề cao đến từ Việt Nam, Lào và Nepal, tính đến ngày 29/2, chính quyền đặc khu đã nhận được 132 hồ sơ từ 3 quốc gia này.
-
Thị trường
15 tỉnh, thành phố có nhu cầu tuyển dụng hơn 57 nghìn lao động
14:03' - 14/03/2024
Tại phiên giao dịch, 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu tuyển dụng trên 57 nghìn lao động ở các ngành nghề, trong đó điện, điện tử tuyển dụng nhiều nhất với trên 21 nghìn chỉ tiêu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10'
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28'
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19'
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36'
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35'
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30'
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội tốt cho sự hợp tác giữa Tp Hồ Chí Minh với các đối tác Tây Ban Nha
15:48'
Ngày 10/4, tại Hội trường Thống Nhất, Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang trong chuyến thăm và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công cầu Mã Đà nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
15:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 9/4/2025 về triển khai dự án cầu Mã Đà và các tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước.