Có nên đầu tư phát triển thủy điện vừa và nhỏ?
Hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch như than, khí đốt ngày càng cạn kiệt; để đảm bảo mục tiêu cung ứng điện, từ nay tới năm 2020, trong vòng hơn 3 năm nữa, ngành điện phải tìm ra nguồn cung để bổ sung thêm gần 100 tỷ kWh điện; bổ sung thêm 300 tỷ kWh đến năm 2030.
Tại hội nghị Phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 28/7, các chuyên gia cho rằng, nguồn thủy điện vừa và nhỏ sẽ góp phần bổ sung cho lượng điện thiếu hụt; song cần xem xét, tính toán các dự án có khả năng đầu tư, để trong quá trình khai thác đạt hiệu quả cao.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, ngành năng lượng tới năm 2020 phải đạt sản lượng điện 265 tỷ kWh và tới năm 2030 phải đạt được 570 tỷ kWh; trong khi hiện nay, Việt Nam mới có trên 170 tỷ kWh điện thương phẩm. Vấn đề đặt ra là cần phải tính toán để khai thác các tiềm năng các nguồn năng lượng trong nước còn có thể khai thác, đồng thời tìm các nguồn điện từ các nước trong khu vực, cung cấp thêm điện cho Việt Nam như từ Lào, Campuchia, Trung Quốc… Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi cho rằng, các nguồn thủy điện lớn đã đầu tư từ nhiều thập kỷ qua, đến nay coi như kết thúc, cộng với các nguồn thủy điện vừa và nhỏ khoảng 4.000 MW đã được xây dựng và đưa vào vận hành, tổng công suất nguồn thủy điện hiện tại đạt khoảng 70.000 MW, với sản lượng điện khoảng 70 tỷ kWh/năm. Cho đến nay, nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành ổn định, nhiều dự án đã trồng lại rừng, hầu hết không ảnh hưởng tới tái định cư, đời sống vùng thượng lưu, hạ lưu; cùng với đó, việc xả lũ đã theo đúng quy trình được cấp có thẩm quyền ban hành, giúp điều tiết nguồn nước… “Do vậy, cần phải xem xét lại, trong số các dự án còn có khả năng đầu tư tiếp, đó là những dự án có hiệu quả kinh tế, có công suất điện khá (trên 30 MW trở lên), nên tiếp tục cho đầu tư xây dựng, cung cấp điện cho các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống điện quốc gia, nhưng với điều kiện đảm bảo quy trình lập đề án,… tổ chức xây dựng, hạn chế tối đa phá hoại rừng, cần phải có quy trình chặt chẽ xây dựng các dự án này; trong đó có vận hành hồ chứa,…”, ông Ngãi nói Theo tính toán của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nếu cho khai thác thêm khoảng 300-400 dự án thủy điện nhỏ và vừa nữa, thì tổng công suất nguồn thủy điện mới khai thác này sẽ đạt được từ 3.000 – 4.000 MW, tương đương khoảng 15 tỷ kWh điện năng, góp thêm phần điện năng thiếu hụt. Cùng quan điểm trên, ông Phan Duy Phú, Phó Vụ trưởng Vụ Thủy điện – Tổng cục năng lượng cũng cho hay, hệ thống văn bản pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đảm bảo môi trường… đã tương đối hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, nâng cao năng lực cho lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm hiện ở mức thấp so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác; là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất; nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân…. Tuy nhiên, thời gian qua, việc thẩm định hồ sơ quy hoạch, đánh giá chất lượng xây dựng tại các địa phương chưa được thực hiện một cách bài bản, còn nhiều thiếu sót dẫn đến chất lượng quản lý chưa cao; một số dự án còn chồng lấn phạm vi khai thác, mâu thuẫn về khai thác nguồn nước và chưa phù hợp với các quy hoạch liên quan khác như thủy lợi, giao thông, điện lực hoặc hiệu quả kinh tế còn thấp…. Tiến độ xây dựng thủy điện phải đồng bộ với tiến độ xây dựng các quy hoạch khác có liên quan, tuy nhiên hiện nay tại một số địa phương, tuy đã có quy hoạch lưới điện, giao thông, hạ tầng một cách đồng bộ nhưng do thiếu vốn hoặc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng của các dự án thủy điện, ông Phan Duy Phú cho biết thêm. Do vậy, ông Phú cho rằng, để định hướng phát triển thủy điện vừa và nhỏ một cách bền vững, trước mắt, cần xem xét điều chỉnh quy hoạch phân cấp công trình trong quản lý chất lượng công trình xây dựng đảm bảo phù hợp với điều kiện năng lực của các Sở Công Thương. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương để thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, vận hành và khai thác các công trình thủy điện. Lào Cai là tỉnh có nhiều dự án thủy điện. Đến nay, tỉnh đã cho phép 46 nhà đầu tư trong và ngoài nước khảo sát, lập dự án đầu tư 76 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy dự kiến 1.132 MW và tổng giá trị đầu tư trên 33.000 tỷ đồng. Việc khai thác tiềm năng thủy điện đã và sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và đất nước, mang lại doanh thu cho các doanh nghiệp và tăng sản lượng điện cung cấp trên địa bàn, giải quyết được bài toán thiếu điện hiện nay. Nhưng để khai thác tối đa, có hiệu quả tiềm năng thủy điện, ông Phan Văn Cương, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cho hay, cần xem xét lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực quản lý; trong quá trình thẩm định dự án phải tiến hành kiểm tra, xem xét cụ thể từng nội dung, chú trọng kiểm tra thực tế hiện trường… Ông Cương cũng kiến nghị, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan cũng cần tăng cường hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tỉnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện cho phù hợp với tình hình phát triển; đồng thời đẩy nhanh thi công các đường dây 220kV để sớm hoàn thành đưa vào khai thác vận hành kịp thời phục vụ truyền tải hết công suất phát của các nhà máy thủy điện trên địa bàn vào lưới điện quốc gia trong năm 2017…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy điện Hòa Bình đóng 1 cửa xả đáy từ 12 giờ hôm nay
12:36' - 26/07/2017
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chỉ đạo Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng 1 cửa xả đáy vào 12 giờ ngày 26/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả xả đáy vào 14 giờ hôm nay 22/7
11:56' - 22/07/2017
Ngày 22/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã ra Công điện số 28 cho phép Công ty Thủy điện Tuyên Quang được mở 1 cửa xả đáy vào 14 giờ hôm nay 22/7.
-
Dự báo thời tiết
Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả đáy số 3
08:21' - 22/07/2017
Thực hiện Công điện số 25 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, vào lúc 6 giờ sáng 22/7, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả đáy số 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủy điện Hòa Bình được mở thêm cửa xả thứ 3 vào 6 giờ ngày 22/7
16:14' - 21/07/2017
Ngày 21/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã ban hành Công điện số 25 gửi Công ty Thuỷ điện Hoà Bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).