Có nhiều cơ sở để sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi
Chiều 5/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn giải pháp nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, sau hơn 2 tháng xảy ra dịch tả lợn châu Phi, đến nay các đơn vị chức năng đang nghiên cứu và bước đầu đã có nhiều cơ sở để sản xuất được vắc xin phòng bệnh này. Mặc dù đây là việc rất khó nhưng phải làm, bởi không bỏ được ngành chăn nuôi. Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, sau một thời gian nghiên cứu Học viện đã có được một số kết quả khả quan, tạo tiền đề cho các bước tiếp theo để có thể sản xuất vắc xin. Cụ thể, sau khi phân lập được vi rút dịch tả lợn châu Phi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất được 3 loại tế bào. Cả 3 loại tế bào này đều phân lập thành công vi rút dịch tả lợn châu Phi. "Hiện, các nhà nghiên cứu đã có được dòng tế bào có tiềm năng nhân được vi rút số lượng lớn. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục gây nhiễm vi rút trên dòng tế bào này, nếu thích nghi được trên dòng tế bào này thì đây là tín hiệu rất tốt để có thể sản xuất được vắc xin với quy mô lớn" - bà Lan thông tin. Cũng theo bà Lan, hiện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang tiếp tục thí nghiệm và phân tích xem dòng tế bào nào tốt nhất để giúp cho đặc tính di truyền và tính kháng nguyên của vi rút và sẽ sớm có kết quả.Đến nay, nhóm nghiên cứu cũng đã phân lập được 14 nhóm vi rút dịch tả lợn châu Phi từ các mẫu bệnh phẩm, và phân lập thành công trên cả 3 loại tế bào sản xuất. Đồng thời, cũng xác định được hiệu giá của vi rút, đây là nội dung quan trọng trong quá trình sản xuất vắc xin...
Bà Lan cũng kiến nghị, bổ sung thêm đề xuất nghiên cứu về môi trường, đây là vấn đề quan trọng do đó cần phải có nghiên cứu để làm tốt vấn đề môi trường.; nghiên cứu vắc xin vô hoạt vì loại này dễ làm. Bên cạnh đó, cần sớm ưu tiên đầu tư vốn để xây dựng phòng an toàn sinh học cấp 3 để phục nghiên cứu, dự án này đã được phê duyệt nhưng chưa có vốn. Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, hiện có đủ các doanh nghiệp có khả năng, tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực này; trong nước đã có 9 cơ sở sản xuất vắc xin đủ điều kiện... qua đó, tập hợp lực lượng này lại để tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi.Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ luôn đồng hành và sẵn sàng huy động mọi nguồn lực phối hợp cùng các bộ, ngành để thực hiện đến cùng việc sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y đề xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quốc gia nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo Cục Thú y, đến nay bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 23 tỉnh, thành phố trên cả nước; tổng số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ là trên 85.000 con./.>> Có 3 ổ dịch tả lợn châu Phi qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội
17:05' - 04/04/2019
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, thành phố tiếp tục phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi ở hai huyện Sóc Sơn và Thạch Thất.
-
Kinh tế tổng hợp
Hải Dương hỗ trợ các hộ thiệt hại do dịch tả lợn lên đến 1,3 tỷ đồng
18:52' - 31/03/2019
Để người chăn nuôi có thể nhanh chóng ổn định đời sống, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã có 2 đợt hỗ trợ 16 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.