Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ vốn nhà nước trong công ty cổ phần còn cao
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, cổ phần hóa và thoái vốn sau quá trình cổ phần hóa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp thoát hẳn khỏi tư duy của nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, từ đó khẳng định được năng lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong tiến hành mua bán, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Những thông tin này sẽ là đầu vào hữu ích để Ủy ban Kinh tế tham mưu với Quốc hội giám sát tối cao, đồng thời đề xuất chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Trình bày báo cáo về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Duy Long, Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chỉ rõ, giai đoạn 2011 – 2016 và 8 tháng đầu năm 2017, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước đã tích cực thực hiện, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng.Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa 508 doanh nghiệp với giá trị thực tế phần vốn nhà nước hơn 189 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2016, có 58 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 6 Tổng công ty Nhà nước.
Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước đã và đang được đổi mới, sắp xếp, từ gần 1.500 doanh nghiệp nhà nước năm 2010 xuống còn khoảng 600 doanh nghiệp năm 2016, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực then chốt, đảm bảo cân đối vĩ mô cho nền kinh tế.
Báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá, công tác cổ phần hóa đã góp phần tái cơ cấu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng làm thay đổi quản trị doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa ở một số bộ, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra; tỷ lệ vốn nhà nước ở các các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ chế cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã bộc lộ một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Ngoài nguyên nhân khách quan do quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn này chịu tác động từ những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực; nhiều ý kiến nhận định, một số bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa.Nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thuộc đối tượng tham gia thị trường chứng khoán sau việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đến nay chưa lên sàn tập trung. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp vẫn còn e ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa làm ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình này.
Trao đổi ý kiến về những bất cập của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong bài tham luận gửi đến Hội thảo, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ ra một nghịch lý của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là mặc dù 96,5% doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng chỉ 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân.Theo Tiến sỹ Trần Đình Thiên, đó là do tỷ lệ vốn nhà nước được phép bán rất hạn chế. “Vì thế, các doanh nghiệp tư nhân bị loại khỏi quyền tham gia điều hành chứ chưa nói đến quyền chi phối doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư tư nhân, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài “ít mặn mà” với việc mua doanh nghiệp nhà nước”, Tiến sỹ Trần Đình Thiên chia sẻ trong bài tham luận của mình.
Đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình cổ phần hóa
Trước những khó khăn, thách thức này, để đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các đại biểu cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; thực hiện lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo công khai, minh bạch trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh, để tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư thì quá trình cổ phần hóa và thoái vốn phải minh bạch và nhà đầu tư phải được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, ông Tony Foster, Công ty Luật Freshfields (Anh) cho rằng, muốn thu hút được các nhà đầu tư nghiêm túc và dài hạn thì cần phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được mua cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp cổ phần hóa hay thoái vốn nhà nước. Điều này sẽ mang đến những chào giá tốt hơn từ nhà đầu tư và tạo thêm doanh thu cho Chính phủ. Ông Nguyễn Duy Long, Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chỉ rõ, để công tác đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả cao thì cần hoàn thiện phân công, phân cấp việc thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ngành, địa phương đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cũng khẳng định, để khắc phục những bất cập trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp thì cần áp dụng phương pháp định giá tài sản phù hợp với cơ chế thị trường; bảo đảm vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp được định giá đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch.Đồng thời, lựa chọn được các tổ chức tư vấn định giá độc lập có năng lực chuyên môn, uy tín; khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều "ông lớn" có tên trong danh sách các doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết
16:17' - 22/08/2017
Bộ Tài chính vừa công bố danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; trong đó có hàng loạt những “ông lớn”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa của Tập đoàn Dầu khí
20:31' - 17/08/2017
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017- 2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước còn chậm
16:34' - 11/08/2017
Việc bàn giao các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về SCIC còn chậm. Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa chậm đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoạt động M&A tìm bước đột phá từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
19:29' - 10/08/2017
Đây sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EFPIA cảnh báo khả năng chuyển chuỗi sản xuất dược phẩm sang Mỹ
09:58'
Liên đoàn các ngành công nghiệp và hiệp hội dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo hoạt động nghiên cứu và sản xuất dược phẩm sẽ ngày càng có khả năng hướng đến Mỹ.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.