Cơ sở pháp lý của việc Mỹ cấm các ứng dụng TikTok, WeChat
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một lệnh cấm toàn diện nhằm vào các giao dịch với hai công ty Trung Quốc sở hữu các ứng dụng TikTok và WeChat.
Trước vấn đề này, một số chuyên gia nhận định rằng Washington có đủ cơ sở hợp lý về an ninh và bảo mật cho một lệnh cấm như vậy.
Đây là nỗ lực mới nhất của Chính quyền Tổng thống Trump nhằm vào Trung Quốc. Trong vài năm qua, Washington đã "khai chiến" với Bắc Kinh về vấn đề thương mại, thông qua việc ngăn chặn các thỏa thuận sáp nhập liên quan đến các công ty Trung Quốc và kiềm hãm hoạt động kinh doanh của một số tập đoàn lớn nước này như nhà sản xuất điện thoại và thiết bị viễn thông Huawei.
* Lý lẽ về an ninh quốc gia
Các tin tặc được cho là do Trung Quốc hậu thuẫn bị cáo buộc đã xâm nhập các cơ sở dữ liệu liên bang của Mỹ và cơ quan tín dụng Equifax trong lúc Chính phủ Trung Quốc hạn chế nghiêm ngặt những gì các công ty công nghệ Mỹ được phép làm ở nước này.
"Đây là sự mở rộng khá nhanh và rộng của cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc," Steven Weber, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Dài hạn thuộc Đại học California ở Berkeley nói với hãng tin AP. Chuyên gia này nói thêm rằng "có một lý do hợp lý về an ninh quốc gia" cho các sắc lệnh này.
Cụ thể, giới lập pháp thuộc cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ Mỹ đều chia sẻ chung mối lo ngại về TikTok, từ việc ứng dụng này có thể bị kiểm duyệt hoặc được sử dụng để lan truyền thông tin sai lệch cho đến tính an toàn của dữ liệu người dùng và quyền riêng tư.
Dù chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy TikTok đã cung cấp dữ liệu người dùng ở Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc, đã có những lo ngại việc này có thể xảy ra trong khuôn khổ luật pháp và quy định của nước này.
Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, một chuyên gia về kinh tế và tài chính ở Texas theo dõi sát diễn biến vụ việc, nhận định với VOA rằng nhiều thông tin có giá trị của người dùng có thể được thu thập từ ứng dụng này nhờ những công nghệ tiên tiến như những thuật toán, trí tuệ nhân tạo và công cụ sinh trắc theo dõi chặt chẽ những nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.
Giáo sư Lộc giải thích rằng Ấn Độ là một trong những quốc gia dùng TikTok nhiều nhất. Có tới 43% người dùng TikTok là từ Ấn Độ mà Ấn Độ đã cấm ứng dụng này. Lý do là vì gần đây khi Trung Quốc đụng độ với Ấn Độ ở biên giới thì TikTok đã cho phép người dùng sử dụng ứng dụng này để biết những chuyển động của quân đội Ấn Độ.
Do đó, ứng dụng này có thể liên quan tới vấn đề gián điệp và tình báo. Đó là chưa kể các quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch cấm TikTok.
* Một sắc lệnh thực tế?
Trước đó, Tổng thống Trump đã ra hạn chót ngày 15/9 sẽ "đóng cửa" TikTok trừ khi Microsoft hay một công ty nào đó mua lại ứng dụng này. Lời đe dọa này dường như đã được ông chính thức hóa bằng các sắc lệnh hành pháp mới.
Tuy nhiên, dù lệnh cấm được cho là sẽ hướng đến việc ngăn chặn các ứng dụng xuất hiện trong các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google, vẫn chưa rõ việc thực hiện sẽ như thế nào. Đây là điều mà một số chuyên gia cho rằng gần như không thể thực hiện được.
Kirsten Martin, một giáo sư về đạo đức công nghệ tại Đại học Notre Dame, được AP dẫn lời nói: "Nếu mục tiêu là khiến thanh thiếu niên ngừng sử dụng TikTok, tôi không chắc một sắc lệnh hành pháp sẽ ngăn họ. Mọi thanh thiếu niên đều biết cách sử dụng VPN (mạng riêng ảo). Họ sẽ chỉ giả vờ rằng họ đang ở Canada".
Theo Giáo sư luật Timothy Meyer của Đại học Vanderbilt, sẽ rất khó để cấm mọi người sử dụng ứng dụng này nếu họ đã cài nó vào máy, ngay cả khi lệnh cấm đối với cửa hàng ứng dụng có hiệu lực.
TikTok, được biết đến với những video ngắn, rất thịnh hành với giới trẻ ở Mỹ và các nơi khác. Ứng dụng này thuộc sở hữu của công ty ByteDance, Trung Quốc.
Trong khi đó, WeChat và ứng dụng song hành tên là Weixin ở Trung Quốc là những ứng dụng cực kì phổ biến kết hợp nhắn tin, chuyển khoản tài chính và một loạt các dịch vụ khác, thu hút hơn 1 tỷ người dùng.
Tại Trung Quốc, WeChat bị kiểm duyệt và được cho là phải tuân thủ các giới hạn nội dung do nhà chức trách đặt ra. Tổ chức giám sát Internet Citizen Lab có trụ sở tại Toronto cho biết, WeChat theo dõi các tập tin và hình ảnh được chia sẻ ở nước ngoài để hỗ trợ việc kiểm duyệt ở Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- tổng thống Donald trump
- tiktok
- kinh tế mỹ
Tin liên quan
-
Công nghệ
Twitter tham gia thương vụ thâu tóm hoạt động của TikTok tại Mỹ
11:58' - 09/08/2020
Theo Reuters, Twitter Inc của Mỹ đã liên lạc với ByteDance, công ty chủ quản ứng dụng chia sẻ video TikTok, bày tỏ dự định mua lại các hoạt động của ứng dụng này tại Mỹ.
-
Công nghệ
TikTok sẽ theo đuổi hành động pháp lý chống lại lệnh cấm của Mỹ
18:02' - 07/08/2020
Nhà phát triển ứng dụng chia sẻ video TikTok ngày 7/8 cảnh báo sẽ theo đuổi các hành động pháp lý tại các tòa án Mỹ nhằm chống lại sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump.
-
Công nghệ
Tổng thống D. Trump chính thức ban hành sắc lệnh cấm TikTok và WeChat tại Mỹ
10:48' - 07/08/2020
Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với 2 công ty của Trung Quốc là ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng video TikTok, và Công ty Tencent, chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat.
-
Kinh tế Thế giới
TikTok đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Mỹ
10:06' - 07/08/2020
Thượng viện Mỹ ngày 6/8 đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm các nhân viên Chính phủ tải ứng dụng nền tảng mạng xã hội TikTok về điện thoại được Chính phủ cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này