Có thể điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ
Liên quan đến quy định về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ từ ngày 01/01/2018 đang gây nhiều băn khoăn trong dư luận thời gian gần đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí, làm rõ một số thông tin.
Sau đây là nội dung phỏng vấn:
Phóng viên: Xin ông cho biết Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 01/01/2018 như thế nào?
Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn: Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, từ ngày 01/01/2018, sẽ bắt đầu thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu.
Theo đó, lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội khi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018; đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019; đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020; đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021; đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động gồm cả nam và nữ được cộng 2%. Tối đa không quá 75%.
Như vậy, để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% thì lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi phải đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tối đa 75% (hiện nay chỉ cần đủ 25 năm).Đối với lao động nam, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ năm 2019 phải đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (hiện nay chỉ cần đủ 30 năm). Việc điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam có lộ trình trong 5 năm, còn lao động nữ thì không có lộ trình.
Phóng viên: Dư luận xã hội và nhiều lao động nữ cho rằng, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 là bất bình đẳng giới, gây sốc cho lao động nữ và đề nghị dừng thực hiện khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hoặc phải có lộ trình như lao động nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan chức năng liên quan sẽ xử lý điều này theo hướng nào, thưa ông?Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn: Quy định cách tính lương hưu đối với lao động nữ từ ngày 01/01/2018 trở đi không phải là quy định mới.
Chúng ta đã áp dụng quy định này từ năm 1995 đến hết năm 2002 theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ.
Từ năm 2003, khi Chính phủ sửa đổi Điều lệ Bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ mới thay đổi theo công thức: 15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45%; mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tiếp theo được tính thêm 3%; tối đa là 75%.
Việc điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là đưa công thức tính mức lương hưu đối với lao động nữ quay trở lại trước đây, chứ không phải là chính sách mới.Còn đối với lao động nam, từ năm 1995 đến nay, để được hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% thì đều phải có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội (từ năm 2003 đến nay số năm lao động nam đóng bảo hiểm xã hội luôn cao hơn lao động nữ 5 năm).
Theo tôi, quan điểm cho rằng cách tính lương hưu từ năm 2018 trở đi đối với lao động nữ là bất bình đẳng giới là chưa thấu đáo. Bởi lẽ, khi kết thúc lộ trình thay đổi cách tính lương hưu, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa thì số năm đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam vẫn luôn cao hơn lao động nữ là 5 năm. Vấn đề là đối với lao động nữ thì áp dụng ngay nên tâm lý hụt hẫng, tác động mạnh hơn. Còn về việc xử lý sự chênh lệch về cách tính lương hưu giữa lao động nam và lao động nữ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Bảo hiểm xã hội nên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu cho Chính phủ tính toán, cân nhắc các giải pháp nhằm đảm bảo nguyên tắc: Không để lao động nữ thiệt thòi; thực hiện có lộ trình; đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng; tạo điều kiện cho quỹ bảo hiểm xã hội ổn định, phát triển bền vững và không gây bức xúc trong xã hội. Trong tháng 10 vừa qua, tại cuộc họp với Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) bàn các phương án xử lý chênh lệch về cách tính lương hưu giữa lao động nam và lao động nữ, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất phương án áp dụng lộ trình điều chỉnh cách tính lương hưu đối với lao động nữ trong 5 năm như sau: 15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45%, sau đó: Nghỉ hưu năm 2018: 8 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu năm 2019: 6 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu năm 2020: 4 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu năm 2021: 2 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%; Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Các năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Theo phương án này, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 phải có 26 năm đóng bảo hiểm xã hội; nghỉ hưu trong năm 2019 phải có 27 năm; trong năm 2020 là 28 năm; năm 2021 là 29 năm; từ năm 2022 trở đi là 30 năm. Như vậy, phương án này hoàn toàn tương đồng với lộ trình thay đổi cách tính lương hưu như đối với lao động nam; nghĩa là khi kết thúc lộ trình vào năm 2022, để đạt được tỷ lệ hưởng 75% thì cả lao động nam và nữ đều phải có số năm đóng bảo hiểm xã hội tăng thêm 5 năm (mỗi năm tăng thêm một năm đóng); đồng thời đảm bảo tính hài hòa trong quá trình cải cách chính sách.Phóng viên: Một số ý kiến cho rằng, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu theo khoản 2, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 từ ngày 1/1/2018 sẽ khiến hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu.
Con số này có đúng không? Và khi nào cơ quan chức năng sẽ có quyết định cuối cùng về việc dừng hay thực hiện theo lộ trình khoản 2, Điều 56 này, thưa ông?
Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn: Trước hết, phải khẳng định rằng, việc thay đổi cách tính lương hưu từ năm 2018 trở đi không chỉ tác động đến lao động nữ mà có tác động chung đến tất cả người lao động. Tuy nhiên, tác động đến lao động nam là từng bước theo lộ trình, còn với lao động nữ thì không có lộ trình.
Theo dự báo của chúng tôi, năm 2017 cả nước có khoảng 57.500 lao động nữ nghỉ hưu; năm 2018 sẽ có khoảng 49.700 lao động nữ nghỉ hưu đúng tuổi 55 (chưa tính số lao động nghỉ hưu trước tuổi) và cách tính lương hưu mới sẽ tác động đến khoảng 21.000 lao động nữ trong số đó. Như vậy, thông tin hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu là không đúng. Ngày 3/11/2017, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị xem xét, sửa đổi cách tính lương hưu đối với lao động nữ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 theo hướng dẫn thực hiện như quy định cũ của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Trước đó, ngày 2/11/2017, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cân nhắc thêm phương án cho phép thay đổi dần trong 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2018 như công thức tính lương hưu đối với lao động nam để vừa đảm bảo thực thi pháp luật, vừa đáp ứng các ưu điểm của Luật Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ủng hộ quan điểm của Chính phủ trong vấn đề này. Tuy nhiên, để đưa ra được quyết định dừng hay thực hiện theo lộ trình khoản 2, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, thì theo quy trình chung, sau khi Chính phủ thống nhất phương án sẽ báo cáo Quốc hội và Quốc hội sẽ quyết định. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Nghiên cứu mức lương hợp lý cho giáo viên
14:08' - 01/11/2017
Ngày 1/11, bên lề phiên họp Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội đã chia sẻ nhiều ý kiến xung quanh mức lương, chế độ của giáo viên, đặc biệt đối với bậc mầm non.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Không đặt nặng vấn đề nguồn bố trí chi trả lương
19:34' - 28/10/2017
Không đặt nặng vấn đề nguồn bố trí chi trả lương khi thực hiện mà quan trọng nhất là làm rõ thực trạng, nêu rõ các mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chung nhất để tổ chức triển khai trong thực tiễn.
-
DN cần biết
Bộ LĐTBXH sẽ xác định thực trạng tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh
20:56' - 26/10/2017
Chiều 26/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công làm việc tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.