Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao của Việt Nam
Chiều 20/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới tổ chức tọa đàm "Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao của Việt Nam".
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, đồng chủ trì tọa đàm. Tham dự sự kiện có 150 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành, tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và khu vực tư nhân.
Đề dẫn tọa đàm, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, Việt Nam đang ở một thời điểm quan trọng trong hành trình phát triển. Từ cuối những năm 1980, Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội toàn diện và sâu sắc. Thông qua công cuộc cải cách Đổi mới, trong 40 năm qua, đất nước đã chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá cố định) trung bình hàng năm khoảng 6,5% trong suốt giai đoạn 1986-2023, thuộc hàng cao nhất trong khu vực. GDP bình quân đầu người thực tế tăng gần gấp 45 lần so với năm 1986 (96 USD), đạt khoảng 4.400 USD vào năm 2023.Việt Nam đã trở thành một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn trong nhiều lĩnh vực như dệt may, da giầy, đồ gỗ, điện tử và nông sản. Với những phát triển vượt bậc này, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao trước năm 2030.
Cùng với tiến bộ kinh tế, quá trình chuyển đổi cũng giúp hàng triệu người thoát nghèo (tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ trên 60% vào cuối những năm 1980 xuống dưới 6% vào năm 2023), đồng thời mang lại những bước tiến xã hội tích cực.
Tuy nhiên, ông Dương Trung Ý lưu ý, thành công trong quá khứ không phải lúc nào cũng đảm bảo cho thành công trong tương lai. Hành trình phát triển của Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Một tương lai thu nhập cao sẽ đòi hỏi những thay đổi có tính đột phá, hoặc thậm chí mang tính bước ngoặt trong cải cách chính sách và thể chế của Việt Nam trong những năm tới, bao gồm cả những thay đổi để đảm bảo hiệu quả thực thi chính sách. Bà Mariam Sherman, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, để có thể vượt qua được “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam cần có sự thay đổi về quỹ đạo phát triển, tăng trưởng với những cải cách rộng lớn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường hơn nữa năng suất lao động trong các ngành, lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, ưu tiên giáo dục và phát triển kỹ năng để tạo ra một lực lượng lao động thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ cũng như chuyển dịch công nghiệp giá trị thấp sang giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tại tọa đàm, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã trình bày những phát hiện chính từ báo cáo mới. Theo đó, để trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tăng thu nhập bình quân đầu người gấp ba lần so với hiện nay. Điều này đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đầu người bình quân ở mức 6% trong hai thập kỷ tới.Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức lớn: thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ năng cao, sự liên kết yếu giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, những điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, cùng vấn đề phát thải carbon cao trong hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.
Thông tin tại tọa đàm đề xuất các giải pháp chuyển đổi hướng tới nền sản xuất chế biến, chế tạo và dịch vụ có giá trị gia tăng cao thông qua việc cải tiến công nghệ, nâng cao kỹ năng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Từ đó, Việt Nam có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Đồng thời, chỉ ra rằng việc quản lý quá trình chuyển đổi này đặc biệt khó khăn trong bối cảnh hệ thống thương mại toàn cầu đang có những biến đổi sâu sắc, khi các yếu tố kinh tế, địa chính trị và công nghệ đang nhanh chóng định hình lại các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế.
Để giải quyết thách thức này, cần một chiến lược tổng thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các giải pháp chính sách trọng tâm bao gồm: đẩy mạnh hội nhập thương mại chiều sâu; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy các hoạt động sử dụng công nghệ cao và kỹ năng chuyên sâu để tạo giá trị gia tăng lớn, bao gồm cả lĩnh vực dịch vụ; chuyển đổi sang mô hình sản xuất carbon thấp. Kết luận tọa đàm, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh buổi tọa đàm là cơ hội quý để các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà làm chính sách cùng thảo luận về các định hướng chính sách, cải cách thể chế trong thời gian tới nhằm nâng cấp mô hình tăng trưởng của Việt Nam hướng tới tương lai thu nhập cao. Ông Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới, cho rằng đây là một tài liệu được nghiên cứu công phu, khoa học, có giá trị nghiên cứu, tham vấn tốt cho quá trình thảo luận, cũng như cho công tác soạn thảo chính sách, đặc biệt là các văn kiện quan trọng phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng vào đầu năm 2026.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần hoạch định rõ chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
15:53' - 03/11/2024
Tiếp tục Phiên họp, chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
-
Đời sống
Xây dựng chương trình tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc
15:16' - 30/10/2024
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024 diễn ra sáng 30/10 với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho trên 69.900 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
-
Kinh tế tổng hợp
Thu nhập của CEO Microsoft tăng 63% trong năm tài chính 2024
16:00' - 25/10/2024
Giám đốc điều hành (CEO) Satya Nadella của tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) có tổng thu nhập trong năm tài chính 2024 tăng 63% lên 79,1 triệu USD, nhờ phần thưởng cổ phiếu của ông trong một năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.