Con đường gắn kết và phát triển - Bài 1: Kỳ vọng của nhân dân
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 56/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội vào ngày 16/6/2022, Đảng bộ chính quyền và nhân dân ba tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh - nơi có dự án đi qua, đã bày tỏ niềm vui hân hoan, kỳ vọng về con đường gắn kết, phát triển Hà Nội và Vùng Thủ đô.
Nghị quyết ra đời không những đúng và trúng thời điểm mà còn là sự kết tinh của quyết tâm, tầm nhìn và khát vọng của Quốc hội, cử tri và nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Bài 1: Kỳ vọng của nhân dân
Nghị quyết 56/2022/QH15 của Quốc hội nêu rõ: Mục tiêu đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.
* Nghị quyết soi đường
Tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, sáng 16/6/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô tuyến đường dài 112,8 km; trong đó, tuyến đường đi qua Hà Nội dài 58,2 km; qua tỉnh Bắc Ninh dài 35,3 km; qua tỉnh Hưng Yên dài 19,3 km; sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định: đây là dự án giao thông trọng điểm, cấp bách, bảo đảm quốc phòng, an ninh, có tác động lan tỏa, tăng cường liên kết vùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và từng địa phương có dự án đi qua....Cùng với việc cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù chưa có tiền lệ, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Đồng quan điểm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ ra: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô và các tỉnh trong vùng, mà còn giải quyết hàng loạt vấn đề; trong đó có tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng gia tăng tại khu vực nội đô Hà Nội.Ngoài ra, dự án còn góp phần kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm, khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.
Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng kỳ vọng: dự án sau khi hoàn thành thực sự sẽ là “đòn bẩy” cho sự phát triển của Vùng Thủ đô và đất nước, tạo ra tuyến vành đai kết nối Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, tạo tiền đề để các thành phố và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực hai bên tuyến đường và vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã và đang được Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm tạo mọi điều kiện để triển khai thực hiện, đồng thời cũng đòi hỏi rất cao về tiến độ thực hiện. Cụ thể, Nghị quyết 56/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ cũng đều đề ra mục tiêu cơ bản hoàn thành dự án là năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.* Thần tốc và quyết liệt
Với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Cụ thể như ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp bàn với các địa phương liên quan để thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng trực tiếp làm Trưởng ban, các thành viên Ban Chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn với các mốc tiến độ, từ giải phóng mặt bằng, tái định cư, thực hiện quy hoạch hai bên tuyến đường bảo đảm khai thác được quỹ đất, kết nối giao thông… đến việc khởi công toàn dự án và triển khai từng hạng mục.
Tham gia Ban Chỉ đạo còn có lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Ban Chỉ đạo cũng được thành lập đến cấp cơ sở do bí thư cấp ủy làm trưởng ban. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: đây là dự án đặc biệt quan trọng, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện với quyết tâm cao nhất. Tất cả vì thành công của dự án, vì tương lai phát triển chung của Vùng Thủ đô và đất nước. Ngoài ra, trong các cuộc làm việc với các quận, huyện của thành phố nơi dự án đi qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đều yêu cầu tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đường Vành đai 4 phải tính theo ngày chứ không phải tính theo tuần. Các hồ sơ, văn bản liên quan đến dự án phải giải quyết trong thời gian 24 giờ đến 48 giờ; khi phát hành các văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị liên quan phải đóng dấu hỏa tốc. Đáng chú ý, không chỉ thành phố Hà Nội đang chạy đua với tiến độ dự án, mà hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên cũng đang "bứt tốc" triển khai các phần việc của dự án, thúc đẩy tiến độ các dự án thành phần. Đồng thời, lường trước những vấn đề khó, nhạy cảm, còn vướng mắc để chủ động có giải pháp từ sớm, từ xa; kịp thời kiến nghị với Trung ương tháo gỡ; vận động, tuyên truyền, tạo niềm tin để nhân dân đồng hành, thúc đẩy triển khai dự án. Nhấn mạnh tầm quan trọng khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa bày tỏ: "Dù biết rất khó khăn, nhưng tỉnh Hưng Yên quyết tâm thực hiện bằng được tiến độ dự án, bảo đảm đến tháng 6/2023 sẽ bàn giao ít nhất 70% mặt bằng". Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: "Quan điểm chung của tỉnh Bắc Ninh là sẽ nỗ lực tháo gỡ tối đa những khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án đạt kết quả cao nhất"./.Xem thêm:
>>Dự án đường Vành đai 4 - Bài 2: Quyết sách chưa có tiền lệ
>>Dự án đường Vành đai 4 - Bài 3: Chính quyền quyết tâm, người dân đồng lòng
>>Dự án đường Vành đai 4 - Bài 4: Đường tới đâu, giàu tới đó
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ vấn đề mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
15:54' - 13/04/2023
Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội làm việc với UBND các tỉnh và sở, ngành của các địa phương về mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập tổ điều phối phát triển hạ tầng giao thông vùng Thủ đô
15:12' - 16/03/2023
Tổ điều phối vùng Thủ đô có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý của bộ đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô...
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
18:51' - 21/02/2023
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ ngày 4-24/1: Cho phép xe tải lưu thông 2 chiều trên đèo Prenn, qua thành phố Đà Lạt
10:33'
Việc phân luồng này để phục vụ thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lộ 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh phấn đấu thu hút 100 dự án FDI trong năm 2025
21:27' - 02/01/2025
Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, triển khai thực hiện hiệu quả biện pháp quản lý sau đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương xây dựng lộ trình chuyển đổi sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh
19:34' - 02/01/2025
Chiều 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ ngành, nghe báo cáo về Đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương phát triển nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân
18:28' - 02/01/2025
Ngày 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực để GRDP Ninh Thuận tăng trưởng từ 13-14%
17:51' - 02/01/2025
Ninh Thuận dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 13 - 14% để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả giai đoạn 2021-2025 như chỉ tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Đà Nẵng ban hành kế hoạch hợp nhất 10 Sở
17:49' - 02/01/2025
Theo Kế hoạch, thành phố Đà Nẵng sẽ sáp nhập 10 Sở.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức chứng nhận cho xe mô tô, xe gắn máy cải tạo
16:34' - 02/01/2025
Chứng nhận cho xe mô tô, xe gắn máy cải tạo là nội dung mới được quy định chi tiết tại Thông tư số 47/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 15/11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo
16:31' - 02/01/2025
Hội nghị triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra tại Trà Vinh ngày 2/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 5,7%
16:13' - 02/01/2025
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, năm 2025, tỉnh duy trì và thúc đẩy mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 1,85 tỷ USD, tăng 5,71% so với năm 2024.