Con đường tiến tới thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung còn chông gai
Bình luận này được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo hai nước vừa thực hiện những cuộc đối thoại “làm tan băng” quan hệ song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka (Nhật Bản).
Nhật báo tiếng Anh China Daily, thường được Bắc Kinh sử dụng để truyền tải thông điệp đối với phần còn lại của thế giới, ngày 30/6 cảnh báo mặc dù hiện nay khả năng đạt được thỏa thuận đã trở nên lớn hơn, nhưng không gì có thể đảm bảo Trung Quốc và Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận đó.China Daily nhận định: “Mặc dù Washington đồng ý ngừng áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc để dọn đường cho các cuộc đàm phán, nhưng ông Trump thậm chí vẫn mập mờ về khả năng rút lại các quyết định đối với Huawei cho tới khi kết thúc các cuộc đàm phán. Vì vậy, mọi việc vẫn còn chưa rõ ràng. Nhất trí về 90% các vấn đề là chưa đủ, và với việc 10% còn tồn tại những sự khác biệt cơ bản thì sẽ không dễ đạt được một sự đồng thuận 100%".
Quả thực, chỉ vài giờ sau cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng mặc dù cuộc gặp (với ông Tập) mang lại kết quả tốt đẹp hơn so với kỳ vọng, song ông “không vội” đạt được một thỏa thuận thương mại.Khi đề cập đến những cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ nêu rõ ông sẽ không vội, nhưng mọi việc có vẻ "rất tốt đẹp". Đối với ông, chất lượng quan trọng hơn nhiều so với tốc độ.
Trước đó, trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương. Theo ông chủ Nhà Trắng, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang "trở lại đúng hướng", và Washington sẽ không áp thuế bổ sung đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh thành ý của Bắc Kinh trong việc duy trì các cuộc đàm phán với Mỹ, song các cuộc đàm phán này phải công bằng và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Đây là cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới kể từ sau khi cuộc đàm phán thương mại song phương kết thúc hồi tháng 5 vừa qua mà không đạt thỏa thuận nào.
Theo Asia Times, kết quả trên có thể được coi là một chiến thắng. Các chuyên gia cảnh báo trước cuộc gặp rằng một thỏa thuận đầy đủ là không thể nhưng một thỏa “đình chiến” trả đũa loạt thuế quan mới sẽ là tích cực.Tổng thống Trump đã thể hiện một giọng điệu hòa giải kể từ khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G20, mặc dù trước khi lên đường tới Osaka, ông nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đang “lao dốc” và có vẻ “họ muốn đạt được thỏa thuận”. Ngay trước khi bước vào cuộc hội đàm song phương, ông Trump cho hay ông đã sẵn sàng cho một thỏa thuận “lịch sử” với Trung Quốc, còn ông Tập nói với ông Trump rằng “đối thoại tốt hơn là đối đầu”.
Trong một động thái tích cực sau quyết định “đình chiến” giữa Washington và Bắc Kinh, ngày 30/6, nhà chức trách Trung Quốc thông báo nước này sẽ nới lỏng hoặc dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực mới kể từ ngày 30/7.Trung Quốc có một danh sách các ngành công nghiệp bị nước này chặn hoặc kiểm soát đầu tư nước ngoài. Theo Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia và Bộ Thương mại Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn về việc bị đối xử không công bằng, với việc bị hạn chế trong các lĩnh vực như vận tải đường biển, đường ống dẫn dầu, rạp chiếu, giải trí và dịch vụ viễn thông.
Đầu tháng 6/2019, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh với đại diện các tập đoàn đa quốc gia, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết Bắc Kinh sẽ mở cửa hơn nữa nền kinh tế để thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Tuyên bố của ông Lý Khắc Cường được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào vòng xoáy chiến tranh thương mại dai dẳng, gây áp lực cho các thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.Các cuộc đàm phán song phương nhằm tìm kiếm một thỏa thuận giúp giải quyết mâu thuẫn đổ vỡ hồi tháng 5/2019 sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh rút lại các cam kết về việc tiến hành thay đổi kinh tế mang tính cấu trúc. Hiện Mỹ muốn Trung Quốc đồng ý thay đổi cấu trúc kinh tế lớn cũng như hạn chế trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp Mỹ được tiếp cận tốt hơn đối với thị trường Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu nổ ra cách đây hơn 1 năm. Chính quyền Tổng thống Trump tới nay đã áp thuế bổ sung đối với lượng hàng hóa trị giá 250 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Trước cuộc hội đàm trên, Mỹ cảnh báo có thể áp thuế bổ sung 25% đối với lượng hàng hóa trị giá hơn 300 tỷ USD còn lại từ Trung Quốc, bao gồm điện thoại, máy tính và hàng may mặc.Cuộc chiến thuế quan đã và đang tác động tiêu cực đến hoạt động giao thương toàn cầu cũng như đe dọa nền kinh tế thế giới. Các nhà kinh tế cũng cho rằng một cuộc chiến thương mại kéo dài có thể làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm mà những cơn gió ngược, bao gồm những căng thẳng địa chính trị gia tăng và vấn đề Brexit, đang thổi mạnh.
Trong một số dự báo đáng chú ý cho quý III/2019, trang mạng chuyên phân tích, dự báo tình báo địa chính trị toàn cầu có trụ sở tại Mỹ Stratfor cho rằng, mặc dù hiện tại Mỹ có xung đột thương mại với nhiều nước, nhưng Mỹ chủ trương duy trì chính sách cứng rắn nhất với Trung Quốc bởi cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh hiện đã lan rộng trên mọi mặt trận.Những rủi ro về địa chính trị đã khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao. Hiện tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục chậm lại trong quý III/2019. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nguy cơ các hoạt động thương mại ở Bắc Mỹ bị gián đoạn sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư và khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải nới lỏng lãi suất. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc sẽ tiếp tục mất giá dù có sự can thiệp của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), qua đó gây sức ép lên một số thị trường mới nổi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cần có thời gian
08:06' - 03/07/2019
Quan chức Mỹ nhận định cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cần có thời gian và hai bên sẽ đưa tiến trình này theo đúng hướng.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Ngành chăn nuôi lợn nỗ lực ứng phó ảnh hưởng của căng thẳng thương mại
06:13' - 03/07/2019
Nông dân chăn nuôi lợn ở Mỹ đã bị thiệt hại hàng trăm triệu USD từ việc xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc và Mexico, sau khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra hồi năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Liệu các thỏa thuận thương mại có thể đưa Mỹ trở lại các quy tắc?
05:00' - 02/07/2019
Thỏa thuận Thương mại Mỹ-Mexico-Canada đem đến hy vọng về khả năng các thỏa thuận sẽ đưa Mỹ trở lại quỹ đạo toàn cầu vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua, hướng tới một hệ thống quy tắc thương mại quốc tế.
-
Doanh nghiệp
Quan chức Mỹ nhận định về hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp trong nước với Huawei
13:04' - 01/07/2019
Một trong những lợi ích trước mắt sau khi giới chức Mỹ và Trung Quốc nhất trí theo đuổi các cuộc đàm phán thương mại là nhiều công ty Mỹ có thể sẽ được cấp giấy phép bán sản phẩm cho Huawei.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.