"Cơn sốt" DeepSeek đang nắn lại dòng vốn quốc tế
Kết quả là chỉ số Hang Seng trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) có tỷ lệ tăng điểm cao nhất thế giới vào cuối tháng 2/2025.
Đồng thời, cổ phiếu loại A của Hội đồng Đổi mới Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Ngược lại, hiệu suất hoạt động của ba chỉ số chứng khoán lớn ở Phố Wall, đặc biệt là cổ phiếu của một số "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ, đang dần “đuối sức”. Tình huống này làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên thị trường.
Báo cáo nghiên cứu mới nhất, do công ty chứng khoán Dongwu Securities công bố cho thấy tài sản Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường công nghệ và tốc độ tăng trưởng của chỉ số Hang Seng đã vươn lên dẫn đầu toàn cầu trong hai tuần liên tiếp. Tính từ đầu năm nay đến hết ngày 21/2, chỉ số Hang Seng đã tăng 17%, vượt xa hiệu suất của các chỉ số chính trên các thị trường phát triển lớn ở châu Âu và Mỹ, cũng như các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil.Chuyên gia Trần Mộng (Chen Meng), nhà phân tích chiến lược cổ phiếu nước ngoài tại Viện nghiên cứu chứng khoán Dongwu chia sẻ, nhờ sự phổ biến nhanh chóng trên toàn cầu của mô hình R1 do DeepSeek ra mắt vào ngày 20/1, chỉ số công nghệ Hang Seng của Hong Kong đã bắt đầu một đợt tăng mới mạnh mẽ và đạt mức cao nhất trong ba năm.
Chuyên gia Đổng Tiểu Bằng (Dong Shaopeng), thành viên cố vấn của Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc cho biết, lý do quan trọng khiến thị trường chứng khoán Hong Kong tăng trưởng là do các quỹ toàn cầu đã đổ vào tài sản của Trung Quốc trong quá trình phân bổ lại, phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư về tài sản Trung Quốc.Kênh CNBC của Mỹ ngày 25/2 dẫn số liệu từ công ty chứng khoán Nomura Securities của Nhật Bản cho biết kết quả khảo sát các công ty quản lý vốn tại nước này cho thấy, 50% các công ty tham gia khảo sát, tính đến cuối tháng 1/2025, đã cắt giảm phân bổ tài sản tại Ấn Độ và tăng mua cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục và Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).Bài viết cũng trích dẫn phân tích của công ty đầu tư Lion Global Investors chỉ ra rằng, chỉ số chứng khoán MSCI (chỉ số đo lường tổng hợp vốn hóa thị trường của tất cả các công ty được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của mỗi quốc gia) của Trung Quốc đã tăng 26,5% so với mức thấp nhất vào tháng 1/2025 và đã tăng gần 18% trong năm nay, trong khi chỉ số MSCI Ấn Độ đã giảm hơn 7% trong năm nay.
Hãng tin Bloomberg nhận định, bước đột phá của DeepSeek trong trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy các quỹ đầu cơ đổ tiền vào thị trường chứng khoán Trung Quốc với tốc độ nhanh nhất trong nhiều tháng. Bị ảnh hưởng bởi việc tái cấu trúc các quỹ, tổng giá trị thị trường của cổ phiếu Trung Quốc và nước ngoài đã tăng hơn 1.300 tỷ USD chỉ trong 1 tháng qua. Tại một thị trường nước ngoài lớn khác dành cho tài sản của Trung Quốc, hiệu suất của chỉ số NASDAQ Golden Dragon China Index cũng rất đáng chú ý.Xu hướng nóng của cổ phiếu công nghệ Trung Quốc thậm chí còn ảnh hưởng đến sự quan tâm của dòng vốn quốc tế chảy vào các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ. Tờ Wall Street Journal ngày 25/2 trích dẫn bình luận của chiến lược gia công nghệ trưởng của tổ chức nghiên cứu thị trường Blue Chip Daily Trend Report cho biết: “DeepSeek đã làm một số nhà đầu tư bất an và đặt câu hỏi về triển vọng của một số công ty công nghệ Mỹ. Sự xuất hiện của công ty này đã hoàn toàn đảo lộn Phố Wall, khiến 7 "gã khổng lồ" công nghệ như Nvidia... trước đây đã thúc đẩy hầu hết các mức tăng trong cổ phiếu Mỹ ‘trở lên không còn hùng vĩ nữa’”.Bloomberg đưa tin, với tư cách là một ngân hàng đầu tư quốc tế luôn thận trọng với thị trường Trung Quốc, việc Morgan Stanley gần đây nâng hạng tín nhiệm của thị trường Trung Quốc là một dấu mốc quan trọng, cho thấy thái độ của các nhà đầu tư toàn cầu có thể đang trải qua một sự thay đổi cơ bản.* Tác động ngược của việc Mỹ hạn chế ngành chip Trung QuốcLiên quan đến vấn đề cạnh tranh Mỹ-Trung trong ngành bán dẫn, báo Global Times nhấn mạnh cách tiếp cận theo chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ sẽ phản tác dụng và sẽ phá vỡ hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời kìm hãm sự đổi mới và tăng trưởng trong ngành bán dẫn.Ma Jihua, một nhà quan sát ngành viễn thông kỳ cựu cho rằng động thái Mỹ gây áp lực buộc các đồng minh của mình cùng thắt chặt các hạn chế đối với ngành bán dẫn của Trung Quốc có thể khó thực hiện vì các công ty chip của các đồng minh này biết rằng các biện pháp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến việc mất quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc và gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của chính họ.Ông Ma Jihua lưu ý nếu các công ty quốc tế ngừng dịch vụ bảo trì thiết bị bán dẫn tại Trung Quốc dưới áp lực của Mỹ, họ có thể bị buộc phải cắt giảm doanh số tại thị trường này và do đó sẽ làm tổn hại danh tiếng toàn cầu của chính họ.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
DeepSeek mở lại quyền truy cập mô hình AI khi cuộc đua công nghệ nóng lên
15:16' - 27/02/2025
Động thái này đánh dấu sự trở lại của một dịch vụ quan trọng, giúp thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi mô hình AI đang rất được ưa chuộng của DeepSeek.
-
Chuyển động DN
DeepSeek mở lại quyền truy cập mô hình AI khi cuộc đua công nghệ nóng lên
15:15' - 27/02/2025
Động thái này đánh dấu sự trở lại của một dịch vụ quan trọng, giúp thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi mô hình AI đang rất được ưa chuộng của DeepSeek.
-
Kinh tế & Xã hội
Làn sóng cấm DeepSeek lan rộng và bài toán làm chủ cuộc đua công nghệ
15:17' - 18/02/2025
Ngày càng có nhiều quốc gia thắt chặt các quy định liên quan đến nền tảng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên R1 của công ty khởi nghiệp DeepSeek phát triển.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc tạm đình chỉ ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc
11:36' - 17/02/2025
Ngày 17/2, Chính phủ Hàn Quốc thông báo tạm thời đình chỉ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc tại nước này, do lo ngại về các phương thức thu thập dữ liệu của ứng dụng.
-
Ô tô xe máy
BYD hợp tác với DeepSeek phát triển xe tự lái
09:11' - 13/02/2025
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD vừa ký thỏa thuận hợp tác với DeepSeek, một công ty trí tuệ nhận tạo (AI) tạo sinh để cùng phát triển công nghệ xe tự lái mới.
-
Doanh nghiệp
Các công ty lớn của Nhật Bản cấm sử dụng DeepSeek
08:51' - 13/02/2025
Ngày 12/2, giới chức Nhật Bản cho biết các công ty lớn của nước này, trong đó có Toyota, Mitsubishi, SoftBank đã cấm nhân viên sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41'
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau: