Công bố báo cáo nghiên cứu về xây dựng và thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách tại Việt Nam
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tài trợ, sáng 28/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng và thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách ở một số lĩnh vực và khả năng áp dụng ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam đã nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, rủi ro và thách thức liên quan đến nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay già hóa dân số.
Trong khi đó, bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực ngày càng bất định, khó lường, với sự đan xen phức tạp của những rủi ro an ninh truyền thống và phi truyền thống, khủng hoảng năng lượng, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước đã xác định yêu cầu phải thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế và thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, hướng tới cải thiện chất lượng tăng trưởng, năng suất, đổi mới sáng tạo, đồng thời tăng cường mức độ độc lập, tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế. Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh cho biết, trong quá trình ứng phó với dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế, Việt Nam vẫn nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế, mở rộng không gian cho các mô hình kinh tế mới, chứ không chỉ tập trung vào các giải pháp tài khóa - tiền tệ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra những chủ trương, định hướng chính sách và các nhóm giải pháp cụ thể để thúc đẩy các mô hình kinh tế gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… “Dù vậy, đây mới chỉ là điều kiện cần và điều kiện quan trọng là phải sớm hiện thực hóa cơ hội và lợi ích từ những mô hình này. Từ đó, tạo sức lan tỏa, niềm tin giữa cộng đồng doanh nghiệp và người dân” bà Trần Thị Hồng Minh khẳng định.Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, 57 quốc gia đã và đang áp dụng cơ chế thử nghiệm và có 73 loại cơ chế thử nghiệm cho các công ty về phát triển công nghệ tài chính
Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực tế trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia áp dụng cơ chế thử nghiệm. Năm 2016, lần đầu tiên cơ chế thử nghiêm được giới thiệu ở Vương Quốc Anh. Sau đó, lan toả sang nhiều quốc gia như: Pháp, Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Singapore… Đến năm 2020, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, có 57 quốc gia đã, đang áp dụng cơ chế thử nghiệm và có 73 loại cơ chế thử nghiệm cho các công ty về phát triển công nghệ tài chính (Fintech).
Việt Nam đã phần nào có tư duy và bắt tay vào nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm. Tuy nhiên, quá trình đưa cơ chế thử nghiệm vào thực tiễn đời sống còn khá chậm so với kỳ vọng.Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những ý tưởng bước đầu về xây dựng cơ chế thử nghiệm năm 2017. Chính phủ cũng thể hiện sự ủng hộ với cơ chế thử nghiệm cho Fintech bằng việc ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP năm 2021 thông qua đề nghị xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, đến nay dự thảo Nghị định mới chỉ dừng lại ở bước lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Việc chậm trễ xây dựng Nghị định có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hoá lợi nhuận và lợi ích cho các doanh nghiệp Fintech và người tiêu dùng trong nước. Để thúc đẩy hoàn thiện và áp dụng cơ chế thử nghiệm vào cuộc sống, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho rằng, Việt Nam cần xác định các tiêu chí phù hợp cho các doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm; duy trì niềm tin cho người tiêu dùng đối với các dịch vụ và doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm. Đặc biệt, việc đơn giản hoá thủ tục khiếu nại, xử lý tranh chấp liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm và đa dạng hoá nền tảng xử lý tranh chấp (cả trực tiếp và trực tuyến), có thể sẽ giúp tăng thêm niềm tin cho người tiêu dùng và tạo điều tiết từ “bàn tay thị trường” đối với doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm. Viện trưởng CIEM cho hay, các thảo luận chính sách ở Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trong thời gian vừa qua đã nhấn mạnh yêu cầu phải sớm có những cơ chế, kể cả ở khung khổ thử nghiệm, để tạo sự yên tâm và tạo thuận lợi cho những ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo của doanh nghiệp. Báo cáo tập trung vào 3 nhóm vấn đề, bao gồm: làm rõ khái niệm về cơ chế thử nghiệm, phân tích một số minh nghiệm quốc tế về xây dựng và triển khai cơ chế thử nghiệm trong lĩnh vực Fintech và kinh tế tuần hoàn và nêu lên một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Tiếp theo là đánh giá thực trạng phát triển của Fintech và một số mô hình kinh tế tuần hoàn nổi bật tại Việt Nam, qua đó rút ra một số hạn chế, tồn tại về phát triển công nghệ tài chính (Fintech) và kinh tế tuần hoàn nói chung và triển khai công nghệ thông tin nói riêng mà Việt Nam cần khắc phục trong thời gian tới.Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị chính sách đối với việc xây dựng, ban hành và triển khai công nghệ thông tin./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tây Ninh tập trung giảm nợ quá hạn nguồn vốn chính sách
21:20' - 27/10/2022
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh đang tập trung xử lý các nợ đến hạn, nợ quá hạn, kéo giảm nợ xấu và triển khai các chương trình tín dụng chính sách hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo chính sách hấp dẫn thu hút lao động vào khu vực công
20:31' - 27/10/2022
Theo Bộ trưởng Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy, rà soát hệ thống thể chế, đổi mới công tác tuyển dụng và xây dựng chính sách hấp dẫn là cần thiết để thu hút lao động vào khu vực công.
-
Tài chính & Ngân hàng
Yếu tố có thể thúc đẩy BoJ thay đổi chính sách lãi suất
18:20' - 26/10/2022
Theo hãng tin Reuters, yếu tố có thể thúc đẩy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thay đổi chính sách lãi suất cực thấp là tăng trưởng tiền lương, chứ không phải đà giảm của đồng yen.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm nhiều chính sách đền bù giải phóng mặt bằng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô
12:35' - 26/10/2022
Việc ban hành quyết định bổ sung các cơ chế, chính sách đóng góp rất quan trọng trong việc bảo về quyền lợi cho người dân vùng dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn vì gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
16:52'
Sáng 25/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt điều quyết giữ kỷ lục xuất khẩu
14:16'
Thời gian qua, ngành điều Việt Nam đã đối mặt với nhiều biến động về nguyên liệu, giá cả, nhưng cộng đồng doanh nghiệp chế biến điều đã đồng lòng đưa ngành điều về đích như mong đợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12:55'
Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy Chính phủ sau sắp xếp: Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất
11:46'
Về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài cuối: Thích nghi với luật chơi mới
10:25'
Doanh nghiệp cảng Việt Nam vẫn phải đối mặt với khó khăn, vướng mắc trên hành trình chuyển đổi và phát triển cảng xanh, đòi hỏi sự chung tay của rất nhiều bên mới có thể vượt qua được thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài 1: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi
10:14'
Việt Nam có hệ thống 34 cảng biển đang là mắt xích quan trọng của nền kinh tế đất nước. Hằng năm, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng biển khoảng trên 800 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc
07:54'
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
19:34' - 24/01/2025
Ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:55' - 24/01/2025
Chiều 24/1, tại Thủ đô Hà Nội, sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.