Công bố chiến lược mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Tham dự có ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo của 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Khung đối tác quốc gia Việt Nam - Nhóm Ngân hàng Thế giới 2017 - 2022 (CPF) xoay quanh 3 lĩnh vực trọng tâm: tạo điều kiện tăng trưởng hòa nhập và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư vào con người và tri thức; bảo đảm tính bền vững và sức đề kháng của môi trường.Theo đó, CPF sẽ tập trung vào các chuyển hướng chiến lược như hỗ trợ toàn diện nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của kinh tế tư nhân vào các ngành kinh tế; phấn đấu đảm bảo bền vững tài chính các dịch vụ công và các chính sách xã hội; hỗ trợ giảm nghèo nhóm dân tộc thiểu số nhờ các hoạt động tạo việc làm và thu nhập; hỗ trợ đa ngành nhằm tăng cường mối liên kết giữa giáo dục, đào tạo và thị trường lao động; thúc đẩy và khuyến khích sản xuất điện với mức phát thải các-bon thấp.
Với khung đối tác mới này, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016 - 2021 của Việt Nam và mục tiêu cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường, thúc đẩy bình đẳng, nâng cao năng lực, trách nhiệm giải trình các cơ quan Nhà nước. Đồng thời, phát huy những hỗ trợ sẵn có của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; phối hợp, bổ trợ và huy động thêm các nguồn lực khác để phục vụ phát triển, nhất là các doanh nghiệp tư nhân.Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ huy động tất cả các thể chế - Ngân hàng Thế giới - Tổ chức tài chính (IFC) - Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) và các công cụ sẵn có nhằm tạo chuyển biến chiến lược như cho vay, đối thoại chính sách, phân tích, tư vấn hay bảo lãnh. Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình củng cố vị thế của một nước thu nhập trung bình và tạo tiền đề trở thành một nước thu nhập cao.Tại hội thảo, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá cao những định hướng chiến lược đã được đề ra trong Khung đối tác mới vì nó hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu bức thiết của các địa phương trong bối cảnh hiện nay. Qua đó, tin tưởng rằng Chiến lược Khung đối tác quốc gia và những định hướng cụ thể trong giai đoạn tài khoá mới sẽ mang đến cơ hội phát triển mang tính thực chất và bền vững cho vùng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác vì một quốc gia ngày càng thịnh vượng, công bằng và bền vững.Đa số các đại biểu cũng bày tỏ sự mong muốn hỗ trợ về phương án giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động ở vùng nông thôn trước tác động ngược khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phát triển nông nghiệp thông minh; hỗ trợ về cơ chế, thủ tục giải ngân, quy trình tiếp cận nguồn vốn để tiếp tục các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, nước sạch... góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo đời sống dân sinh, nối kết liên vùng thúc đẩy sự phát triển của khu vực./.- Từ khóa :
- ngân hàng
- thế giới
- chiến lược
- khung đối tác
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia WB: Đây là thời điểm tốt để thực hiện cải cách thuế
17:18' - 01/09/2017
Theo chuyên gia WB, việc giữ thuế suất thuế giá trị gia tăng ở mức thấp không phải là cách tốt nhất để giải quyết cân bằng tài khóa.
-
Tài chính
WB hỗ trợ 300 tỷ USD cho các nữ doanh nhân
20:12' - 08/07/2017
Ngày 8/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã triển khai một chương trình tín dụng ưu đãi trị giá 300 tỷ USD mỗi năm nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân tại các nước đang phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Azerbaijan trao đổi và thống nhất 17 lĩnh vực hợp tác tiềm năng
16:47'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov chủ trì Khóa họp lần thứ 3 UBLCP Việt Nam - Azerbaijan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật .
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội đầu tư “xanh hóa” ngành điện và năng lượng sạch
15:50'
Sự phát triển của Việt Nam yêu cầu ngành điện và các tổ chức liên quan phải đáp ứng đồng bộ và đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành lẫn nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. HCM tìm lời giải cho tăng trưởng công nghiệp
15:05'
Ngày 17/7, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc tế (BCEC), Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Động lực phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Từ tiềm năng đến hành động”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.