Công bố Chiến lược tăng cường gắn kết Kinh tế Việt Nam và Australia
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Sydney, Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hoàng Long, Đại học Quốc gia Australia, cho biết, Chiến lược tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu có nhiều cơ hội thị trường mới để hỗ trợ hai nền kinh tế Việt Nam và Australia phục hồi trong đại dịch COVID-19 và phát triển bao trùm, bền vững với khả năng chống chịu cao trước các tác động bên ngoài, bao gồm: giáo dục đào tạo, năng lượng và tài nguyên, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, và kinh tế số.
Chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ và củng cố hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các luật lệ quốc tế, là cơ sở để đẩy mạnh thương mại tự do và cùng hợp tác giải quyết các thách thức chung. Chiến lược Tăng cường Gắn kết Kinh tế được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước, hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư hai chiều và trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Nhìn nhận về mối quan hệ Việt Nam và Australia trong thời gian qua, Tiến sĩ Chu Hoàng Long cho rằng hai nước đã có quan hệ hợp tác lâu dài từ năm 1973 và nâng cấp thành quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2018. Trong hơn 30 năm qua, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng nhanh, ước tính đạt kỷ lục 10 tỷ USD trong 10 tháng tính từ đầu năm 2021, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước; giá trị đầu tư hai chiều đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Hai nước đã xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trước các cuộc khủng hoảng và diễn biến bất ổn. Minh chứng mới nhất là các hoạt động hỗ trợ của Australia cho Việt Nam trong phòng chống và phục hồi kinh tế xanh trong đại dịch COVID-19.Tiến sĩ Chu Hoàng Long đánh giá, Việt Nam và Australia còn rất nhiều tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư khi hai nền kinh tế có các lợi thế so sánh riêng mang tính bổ trợ lẫn nhau hơn là cạnh tranh. Chuyên gia kinh tế Đại học Quốc gia Australia phân tích, trước hết, kết cấu của hai nền kinh tế mang tính tương hỗ lớn. Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ, trong khi Australia có lợi thế về diện tích đất lớn, hệ sinh thái phong phú khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn. Việt Nam và Australia đều có thế mạnh và truyền thống phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao nhưng ở hai khu vực ngược nhau về mùa vụ và khí hậu. Việt Nam với khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa nhiều, đất đai màu mỡ có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới đa dạng; Australia với khí hậu khô hạn, phần lớn phát triển các sản phẩm nông nghiệp ôn đới, bên cạnh một số vùng nông nghiệp nhiệt đới nhưng trái vụ với Việt Nam.Sự kết hợp giữa hai nước sẽ tạo nên các sản phẩm và chuỗi cung ứng có tính chất tương hỗ phục vụ thị trường hai bên đồng thời có thể cùng xuất khẩu sang các thị trường thứ ba.
Mặt khác, Australia là nước phát triển, có lợi thế về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng hoạch định, thực thi chính sách hiệu quả, còn Việt Nam là quốc gia có năng lực tiếp thu cái mới, đang mong muốn và sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ để nhanh chóng cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển nền kinh tế theo hướng trung hòa carbon chú trọng vào tính hiệu quả và bền vững dựa trên nền thể chế và quản trị hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến, và nguồn nhân lực chất lượng cao.Bên cạnh đó, Tiến sĩ Chu Hoàng Long lưu ý, thế mạnh về địa chính trị của hai quốc gia có thể giúp hình thành con đường giao thương và đầu tư tiềm năng lớn giữa hai bán cầu.
Australia nằm ở bán cầu Nam giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có mối quan hệ kinh tế chính trị mật thiết với các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, Anh và châu Âu. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc là cửa ngõ vào các thị trường rộng lớn ở Đông Bắc Á thuộc châu lục sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ lớn nhất thế giới.
Theo Tiến sĩ Chu Hoàng Long, quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia sẽ không chỉ thu hút đầu tư giữa hai nước mà còn có thể thu hút đầu tư từ các nước thứ ba, các định chế tài chính và các tập đoàn quốc tế nhằm tận dụng các lợi thế này. Bên cạnh quan hệ về kinh tế, Việt Nam và Australia đang ngày càng gắn kết về xã hội và văn hóa. Australia là nơi sinh sống của gần nửa triệu người gốc Việt, một cộng đồng được đánh giá là có cuộc sống ổn định, vững chắc, thành đạt, đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc và luôn luôn hướng về quê hương. Đây là một cầu nối về văn hóa và kinh tế rất quan trọng và chắc chắn giữa hai nước. Tiến sĩ Chu Hoàng Long đánh giá, phát huy các thành tựu đã đạt được, lợi thế so sánh mang tính bổ trợ và tiềm năng lớn trong tương lai, Chiến lược Tăng cường Gắn kết Kinh tế là một bước tiến tất yếu trong quan hệ giữa Việt Nam và Australia. Theo Tiến sĩ Chu Hoàng Long, để tận dụng tốt các cơ hội từ Chiến lược, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước cần nhận diện rõ thế mạnh và lợi thế so sánh của mình; tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật, tập quán, quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ; nâng cao kiến thức địa bàn và hiểu rõ năng lực của đối tác. Riêng đối với Việt Nam, cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của Australia để cải tiến môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực để sẵn sàng và chủ động nhận chuyển giao công nghệ; nâng cấp các chuỗi giá trị cả về quản trị và kỹ thuật để nhanh chóng kết nối với các chuỗi giá trị của Australia và vươn ra chuỗi giá trị toàn cầu. Cuối cùng, Tiến sĩ Chu Hoàng Long nhận định, thực hiện thành công Lộ trình hợp tác trong giai đoạn đầu 2021-2025 và Chiến lược Tăng cường Gắn kết Kinh tế trong dài hạn sẽ là tiền đề cho sự phát triển sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Australia trên mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, môi trường, từ đó nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ cản trở để thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Australia vào Việt Nam
12:37' - 22/12/2021
Những cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI Australia tại Việt Nam như: thủ tục hành chính, hệ thống thuế, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao...
-
DN cần biết
Đưa hàng hóa vào Australia , doanh nghiệp cần tìm hiểu gì?
15:02' - 21/12/2021
Australia là thị trường tiêu dùng còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu.
-
Thị trường
Triển lãm thúc đẩy xuất khẩu cá tra, cá basa tại Australia
19:56' - 20/12/2021
Đại sứ quán Việt Nam tại Australia vừa tổ chức thành công triển lãm thúc đẩy xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam trong thời gian từ ngày 16-20/12 trên nền tảng kỹ thuật số.
-
Doanh nghiệp
Bamboo Airways triển khai đường bay thẳng tới Australia từ đầu năm 2022
10:35' - 17/12/2021
Sáng 17/12 theo giờ Việt Nam, Bamboo Airways đã tổ chức lễ công bố đường bay thẳng kết nối hai nước Việt Nam - Australia tại sân bay quốc tế Melbourne, bang Victoria, Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.