Công bố kết luận thanh tra tại Trường Đại học Ngoại thương
Kết luận nêu rõ, giai đoạn 2005-2015, Đại học Ngoại thương đã có nhiều vi phạm quy định trong quản lý đào tạo, quản lý mua sắm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý tài chính và công tác cán bộ.
Thu học phí cao hơn quy định
Cơ quan thanh tra đã làm rõ nhiều nội dung tố cáo lên quan đến trường Đại học Ngoại thương. Trong đó, nội dung tố cáo cho rằng việc trường Đại học Ngoại thương liên kết đào tạo đại học tại chức với Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Handico) là đơn vị không có chức năng đào tạo.
Kết quả xác minh của đoàn thanh tra cho thấy, năm 2007, Đại học Ngoại thương ký 3 hợp đồng liên kết đào tạo đại học tại chức với Handico, trong khi Handico không có chức năng đào tạo là trái với Điều 45, Điều 46, Luật Giáo dục 2005.
Ngoài ra, Đại học Ngoại thương còn thỏa thuận giao cho Handico quản lý lớp học, thu học phí, cử cán bộ tham gia giảng dạy và có thể mời giáo viên giảng dạy các môn khi có sự đồng ý của Đại học Ngoại thương là không đúng quy định tại Điều 58 Luật Giáo dục 2005.
Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung tố cáo là đúng và nhấn mạnh trách nhiệm đối với các vi phạm này thuộc về Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo và Trưởng khoa đào tạo tại chức của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005-2010.
Đối với nội dung tố cáo về việc thu học phí cao học quy định, Thanh tra Chính phủ xác định năm học 2006-2007, trường Đại học này quy định và thực hiện thu mức thu học phí cao hơn quy định của Nhà nước; các năm từ năm học 2007-2008 đến năm học 2012-2013, Đại học Ngoại thương đều quy định thu thêm khoản "hỗ trợ đào tạo" đối với những học viên không phải là cán bộ, viên chức đi học. Tổng số tiền đã thu sai quy định của 2 khoản trên là hơn 2,8 tỉ đồng.
Trách nhiệm để xảy ra những sai phạm này thuộc về về Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách vật chất và Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2007-2010 và giai đoạn 2010-2013.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện Khoa sau đại học thuộc Đại học Ngoại thương đã vi phạm trong quản lý thu chi về các lớp ôn thi cao học. Theo đó, từ 2009 đến 4/2012, Khoa sau đại học đã tổ chức thu, chi tiền ôn thi cao học là trái Quy chế chi tiêu nội bộ của trường; sử dụng thẻ học viên để thu tiền là vi phạm quy định. Đồng thời, đã để ngoài sổ kế toán hơn 1,5 tỉ đồng, vi phạm Khoản 3, Điều 14 Nghị định 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán.
Đại học Ngoại thương còn cho phép Khoa sau đại học thu tiền, không hướng dẫn, không kiểm tra, chỉ thu khoản nghĩa vụ đóng góp của Khoa cho trường hàng năm là trái Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định về kế toán như nêu trên.
"Trách nhiệm đối với sai phạm là của Hiệu trưởng, Trưởng khoa Sau đại học, Phó hiệu trưởng phụ trách vật chất, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2009-2010 và giai đoạn 2010-2015"- Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Cơ quan thanh tra cũng khẳng định việc Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương ban hành quyết định phạt đối với những học viên chậm nộp tiền học phí là không đúng quy định của pháp luật.
Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra cho thấy, các năm 2011-2013, Đại học Ngoại thương ra quyết định yêu cầu các sinh viên nộp phạt nếu chậm nộp học phí đến hạn là trái thẩm quyền được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định 49 của Chính phủ về cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện trường đã trả lại cho 62 học viên, số tiền là 14.293.000 đồng; còn lại số tiền hơn 1,3 tỉ đồng thu phạt của 2.493 học viên chưa được trả lại.
Vi phạm về kế toán 3,2 tỷ đồng
Đáng lưu ý, trường này có những vi phạm trong công tác quản lý tài chính, kế toán nghiêm trọng, việc để ngoài sổ kế toán số tiền thu từ liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo của Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Theo Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2006-2013, Trường Đại học Ngoại thương đã ký 32 hợp đồng đào tạo với 10 cơ sở đối tác (Trung Quốc), toàn bộ giá trị trên hợp đồng được tính bằng USD, mỗi hợp đồng quy định nhiều khoản thu do Đại học Ngoại thương thu.
Thực tế, trường đã đào tạo 1.068 sinh viên, tổng số tiền phải thu theo hợp đồng là 1.156.147 USD, song Phòng Kế hoạch Tài chính của Đại học Ngoại thương chỉ thu 2 khoản (học phí và ký túc xá) số tiền phải thu là 1.073.950 USD tương đương gần 19,2 tỷ đồng.
Số tiền chênh lệch còn lại 82.197 USD là do các đối tác thu, Trường Đại học Ngoại thương không thu khoản này.
Trong số tiền Đại học Ngoại thương đã thu qua thanh tra thấy, từ 9/2006 đến 3/2010, bà Đào Thị Thu Giang (Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính) đã giao cho bà Nguyễn Thị Hoa thu của 224 sinh viên, thuộc 8 hợp đồng với 8 đơn vị khác nhau trong Chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc số tiền 197.200 USD (tương đương hơn 3,2 tỷ đồng) không nhập quỹ, không ghi sổ kế toán của Trường Đại học Ngoại thương.
Sau đó, ngày 8/5/2013, Phòng Kế hoạch Tài chính mới lập phiếu thu thu số tiền hơn 3 tỷ đồng vào quỹ tiền mặt của Đại học Ngoại thương và hạch toán là thu nhập bất thường năm 2013. Số tiền chênh lệch hơn 211 triệu đồng đã chi phí cho quản lý hơn 170 triệu đồng, chi mua vật tư kỹ thuật phục vụ quản lý sinh viên Trung Quốc hơn 41 triệu đồng.
Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc để ngoài sổ sách 197.200 USD (tương đương hơn 3,2 tỷ đồng) thu từ chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc từ 9/2006 đến tháng 5/2013 đã là vi phạm Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước và có dấu hiệu tội có ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Bộ luật Hình sự năm 1999).
"Tuy nhiên, không có cơ sở kết luận ông Hoàng Văn Châu (Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2005- 2010) cấu kết với bà Giang lấy khoản tiền để ngoài số sách này để chia nhau" - Kết luận thanh tra cho biết.
Về vi phạm trong chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc giai đoạn 2006-2013, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách vật chất, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính giai đoạn 2006-2013.
Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ đã thu thập để Cơ quan Điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật việc để ngoài sổ sách 197.200 USD (tương đương hơn 3,2 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, công tác quản lý đầu tư tại Nhà A có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, quản lý đầu tư tại nhà B vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Đặc biệt, trong thời gian dài các quy định về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng không được thực hiện; công tác đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ vi phạm quy định về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thể hiện sự độc đoán của Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương.
“Những sai phạm trên là nguyên nhân chính gây ra bất bình trong cán bộ, viên chức và mất đoàn kết trong Ban Giám hiệu của Đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2010-2015”, Thanh tra Chính phủ kết luận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng thanh tra các đơn vị, doanh nghiệp liên quan lĩnh vực xây dựng
09:16' - 21/02/2020
Nhắm siết chặt kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã lên kế hoạch và đang triển khai thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp liên quan lĩnh vực xây dựng trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế thành lập 4 đoàn thanh tra về phòng chống dịch do virus Corona
22:04' - 02/02/2020
Thanh tra Bộ Y tế thành lập 4 đoàn thanh tra làm việc với Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế, các công ty sản xuất kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế về tình hình phòng chống dịch do virus Corona mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra vụ Vinashin/SBIC
16:31' - 23/01/2020
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xác minh, điều tra xử lý việc lập, sử dụng các chứng từ, tài liệu để rút tiền từ nguồn vốn 4.190 tỷ đồng gửi có kỳ hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 800 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B qua Đà Nẵng
22:11' - 27/06/2022
Dự án cải tạo, nâng cấp QL14B, thành phố Đà Nẵng, dự kiến thực hiện trong giai đoạn từ năm 2022 - 2025 do Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Australia tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam
22:10' - 27/06/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Australia tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực Việt Nam đang quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý vướng mắc giải phóng mặt bằng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
21:52' - 27/06/2022
Văn phòng Chính phủ có Văn bản 188/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chính phủ triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quyết thực hiện dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trong 5 năm
21:35' - 27/06/2022
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã cho ý kiến về Báo cáo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 2 phương án xử lý bất cập dự án BOT Quốc lộ 91
19:34' - 27/06/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành thông báo kết luận về giải pháp xử lý bất cập tại các trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14+00 đến Km50+889.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Rà soát giảm phí để gỡ khó cho người dân, doanh nghiệp
19:22' - 27/06/2022
Chiều 27/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp các đơn vị trong ngành nhằm rà soát giảm chi phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc từ 1/8/2022
19:07' - 27/06/2022
Ngày 27/6/2022, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 186/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng đường điện và mặt bằng cản tiến độ cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu
19:02' - 27/06/2022
Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu sau một năm thi công hiện vẫn còn bị vướng hạ tầng đường điện và mặt bằng. Do vậy tiến độ dự án có thể bị ảnh hưởng nếu không sớm giải quyết vấn đề trên.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều địa phương còn xem nhẹ về quy hoạch, phát triển thủy lợi
18:31' - 27/06/2022
Hiện nay, nhiều địa phương xây dựng quy hoạch nhưng còn xem nhẹ về quy hoạch, phát triển thủy lợi.