Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang "tiến về đích"
Một cộng đồng kinh tế sắp được nhất thể hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ trở thành hiện thực vào cuối năm nay. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng còn có những thách thức lớn ở phía trước đối với ASEAN trong quá trình hợp thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới.
ASEAN đã phát triển về quy mô và nâng tầm ảnh hưởng kể từ khi ra đời vào năm 1967 và nay có tổng GDP là 2.500 tỷ USD, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 1.200 tỷ USD. Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng và đòn bẩy lớn hơn về mặt kinh tế, các nhà lãnh đạo ASEAN năm 2007 đã thông qua kế hoạch chỉ đạo xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Với hơn 600 triệu dân, thị trường AEC tiềm năng sẽ vượt qua cả Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ. AEC dựa trên bốn trụ cột: tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất chung; nâng cao khả năng cạnh tranh; thúc đẩy sự phát triển kinh tế đồng đều và tăng cường hội nhập ASEAN vào nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu là xây dựng một khu vực tạo điều kiện dòng chảy tự do về hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, lao động có tay nghề và tiền vốn.Hội nghị bộ trưởng kinh tế hồi tháng Tám đã hoan nghênh tiến bộ đạt được trong thực thi kế hoạch xây dựng AEC, thông báo 91,5%, hay 463 trong số 506 các biện pháp ưu tiên đã được thực hiện. Tại hội nghị cấp cao lần thứ 27 của khối chuẩn bị diễn ra ở Kuala Lumpur, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ đánh giá về một loạt mục tiêu được đặt ra nhằm tạo cơ sở cho một nền kinh tế được hội nhập đầy đủ.
Tuy nhiên, giới phân tích nhất trí rằng vấn đề di cư là một trong những thách thức lớn mà AEC đang đối mặt, khi các nước thành viên vẫn chưa đạt đồng thuận về mở cửa thị trường lao động. Hiện các nước ASEAN có thỏa thuận chung về mong muốn thực hiện các giải pháp cho phép lao động có tay nghề có thể đi lại dễ dàng giữa các nước thành viên, nhưng chưa có thỏa thuận nào về sự di chuyển của lao động nói chung.Hơn thế nữa, đặt trong bối cảnh AEC không ngừng phát triển thì sẽ luôn có những thách thức mới cần được giải quyết, có nghĩa là nếu vấn đề lao động được giải quyết sẽ lại có những vấn đề khác nảy sinh.
Lê Minh (Theo THX)- Từ khóa :
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN
- AEC
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.