Công nghệ blockchain giúp công nghiệp thời trang ‘xanh’ hơn
Các nhãn hiệu thời trang đang ngày càng quan tâm tới việc quảng bá các chiến dịch ‘xanh’, tuy nhiên do việc sản xuất quần áo thường liên quan tới các chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp, họ không thể đảm bảo rằng các chất liệu thân thiện với môi trường sẽ luôn được sử dụng.
Tập đoàn TextileGenesis (có trụ sở tại Hồng Kông và Ấn Độ) tin rằng việc sử dụng công nghệ hỗ trợ các loại tiền điện tử như bitcoin có thể giúp ích. Công ty này mong muốn ngành công nghiệp thời trang sẽ trở nên minh bạch hơn, bằng cách sử dụng blockchain để số hóa chuỗi cung ứng, giúp các thương hiệu theo dõi quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô tới khi sản phẩm được hoàn thiện.Theo một báo cáo năm 2019 của công ty tư vấn McKinsey, việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu bền vững đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhãn hiệu thời trang. Các nhãn hiệu được khảo sát trong báo cáo này cũng cho rằng họ mong muốn tạo ra sự minh bạch trong chuỗi cung ứng của mình, tuy nhiên theo McKinsey, còn nhiều công ty vẫn chưa làm được điều đó.Người sáng lập TextileGenesis, ông Amit Gautam cho rằng: “Sự phát triển bền vững đã thực sự trở nên rất phổ biến. Chúng tôi ngày càng cảm nhận rõ sự thúc giục của người tiêu dùng, cũng như áp lực từ các nhãn hàng khác, cho việc đặt tính bền vững làm giá trị cốt lõi.”Thay vì sử dụng các sợi như polyester và nylon có chứa nhựa, một số thương hiệu muốn chuyển sang sử dụng các vật liệu khác như bông tái chế, lyocell (làm từ bột gỗ) hay viscose (làm từ gỗ). Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch trong quá trình cung ứng có thể gây khó khăn cho việc theo dõi những vật liệu nào thực sự nằm trong thành phẩm của họ.“Dệt may là một trong những ngành công nghiệp bị phân mảnh nhiều nhất trên thế giới”, ông Gautam chia sẻ. Ông cho rằng chuỗi cung ứng cho một sản phẩm phục trang đơn giản cũng có thể bao gồm 7 giai đoạn sản xuất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. “Những chất liệu thô đôi khi được đưa qua 10 nơi sản xuất trước khi trở thành một chiếc áo thun”, ông chia sẻ thêm.Hiện công ty của ông đang sử dụng công nghệ blockchain để ghi lại tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Về cơ bản, blockchain là một sổ cái trực tuyến có thể công khai truy cập, được sử dụng để tạo ra các ghi chép dài hạn về các giai đoạn sản xuất. TextileGenesis sử dụng các mã kĩ thuật số, hay còn gọi là tiền sợi, để cung cấp hồ sơ đóng dấu thời gian về quá trình các sản phẩm được lưu chuyển trong mạng lưới hậu cần. Sau khi hoàn tất việc ghi chép, các mã này sẽ không thể bị thay đổi.
“Với công nghệ blockchain, việc thao túng các thành phẩm là điều không thể,” ông Francois Souchet, một chuyên gia về phát triển bền vững tại Quỹ Ellen MacArthur chia sẻ. Đây là một tổ chức môi trường phi lợi nhuận được tạo ra để cải thiện tính ‘xanh’ của ngành công nghiệp thời trang.Ông Souchet chia sẻ thêm: “Công nghệ này giúp tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể chắc chắn rằng thông tin họ nhận được là chính xác. Một khi đạt được tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, các nhãn hàng có thể giảm thiểu được ảnh hưởng tới môi trường và cải thiện được chất lượng nói chung của mình.”
Từ khi được đưa vào hoạt động 2 năm trước, tập đoàn TextileGenesis đã chiến thắng giải thưởng Global Change Award trị giá 150,000 euro (tương đương 180,000 đô la Mỹ) cho những sự đổi mới thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang ‘xanh’ hơn. Cùng với đó, họ cũng thực hiện một dự án thí điểm với thương hiệu thời trang toàn cầu H&M, tìm kiếm các chất liệu polyester tái chế và các chất liệu len thân thiện với môi trường.
Nơi làm việc trước đó của ông Gautam, xưởng dệt may Lenzing tại Áo, đã bắt đầu hợp tác với TextileGenesis từ năm 2019, và đã đưa công nghệ này tới 120 khách hàng và đối tác tại Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.Phó Chủ tịch Quản trị kinh doanh toàn cầu của Lenzing, ông Florian Heubrandner cho rằng công nghệ blockchain đã cung cấp “tính minh bạch chưa từng có” trong thoả thuận với các nhãn hàng và các nhà bán lẻ. “Công nghệ này cho phép họ theo dõi chính xác nơi xơ được kéo thành sợi, nơi sợi được dệt hay nơi thành phẩm được sản xuất,” ông cho biết thêm.Ông tin rằng công nghệ này có thể giúp các nhãn hiệu thời trang đạt được mục tiêu phát triển bền vững, điều mà nhà sản xuất hàng dệt may Lenzing đã và đang đạt được. Trong năm nay, TextileGenesis dự định tiếp tục hợp tác với các nhãn hàng và nhà sản xuất tới từ Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc. “Khả năng truy xuất nguồn gốc và tính phát triển bền vững nằm trên cùng chiến tuyến,” ông Gautam khẳng định. “Các thương hiệu thời trang đang tuyên bố với người tiêu dùng về tính bền vững của các chất liệu họ đang sử dụng. Họ cần phải xác thực điều đó với sản phẩm của mình.”>>>Thời trang secondhand hút giới trẻ
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
LVMH tăng tỷ lệ sở hữu trong hãng thời trang Italy Tod’s lên 10%
17:08' - 26/04/2021
Tập đoàn xa xỉ phẩm LVMH sẽ tăng cổ phần nắm giữ trong công ty thời trang Tod's của Italy (từ 3,2% lên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhận diện xu hướng của chuỗi cung ứng thời trang trong đại dịch
11:53' - 14/04/2021
Trong những tháng đầu năm 2021, số đơn hàng dệt may đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, ngành dệt may được xem là ngành có sự hồi phục đáng ghi nhận nhất.
-
Phân tích doanh nghiệp
GAP - Biểu tượng thời trang một thời của nước Mỹ
09:30' - 20/03/2021
Trong khoảng thời gian những năm 1990 và đầu những năm 2000, không thể nào đi bộ xuống phố mà không nhìn thấy một chiếc áo có logo GAP.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24'
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30' - 02/07/2025
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.