Công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam có nhiều dư địa phát triển
Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo xúc tiến đầu tư công nghiệp chế biến thực phẩm” do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh chiều 15/11.
Nhiều dư địa phát triểnChế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến.Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thị trường thực phẩm chế biến và đồ uống của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.
Những năm gần đây, công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định ở mức gần 7%/năm.
Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm 15% giá trị GDP, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tại Việt Nam cũng tăng trung bình gần 10%/năm.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Việt Nam có thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn. Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều…Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, đặc biệt nhóm sản phẩm rau quả, tiêu, điều và cà phê đang tăng trưởng tốt và ổn định. Các sản phẩm nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với sự đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng mở rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu.
Bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm củaViệt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ mức gia tăng tiêu thụ thực phẩm trong nước cũng như cơ hội xuất khẩu rộng mở.Đặc biệt, trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam – EU sẽ bước sang giai đoạn mới với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư một cách đột phá.
Nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Interbational cũng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2017 - 2019 nhờ thu nhập người dân được cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn. Đẩy mạnh thu hút đầu tư Mặc dù được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện nay mức độ đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn nông sản, thực phẩm, nhưng chủ yếu ở dạng thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh mang lại giá trị gia tăng cao.Điều này xuất phát từ việc Việt Nam có lợi thế về quỹ đất sản xuất nông nghiệp cũng như sản lượng nông sản lớn, song còn hạn chế về công nghệ và vốn đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm.
Chính vì vậy, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài nhằm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính lớn cũng như mạng lưới thị trường rộng lớn tham gia vào ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, chính nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào sẽ là thế mạnh để Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư chế biến thực phẩm.Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng duy trì ở mức cao và ổn định, cộng với các lợi thế về môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn lực lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ hoàn thiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh hiệu quả.
Chuyên gia xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc, ông Nam Sang Kun chia sẻ, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam nhằm tận dụng nhiều cơ hội từ thị trường tiêu thụ nội địa và các thị trường liên kết của Việt Nam.
Điển hình như: tập đoàn CJ đã liên kết với nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chuỗi liên kết chế biến thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng như: thực phẩm đóng gói, thực phẩm đông lạnh, thủy sản chế biến…
Ông Nam Sang Kun cũng khẳng định, các doanh nghiệp Hàn Quốc có lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn lớn không chỉ giúp thực phẩm Việt Nam tiếp cận tốt hơn các thị trường lớn mà còn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng mới, tiến tới khẳng định thương hiệu thực phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng thế giới. Để đảm bảo thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm thế giới; đồng thời xác định kế hoạch sử dụng đất hợp lý cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài để thu hút các dự án dài hơi.Bên cạnh đó, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước cũng cần nâng cao trình độ, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được công nhận rộng rãi; đồng thời mạnh dạn liên kết, hợp tác với các chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm của các tập đoàn thực phẩm đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam nhằm rút ngắn lộ trình tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.>>>Mở thêm nhà máy chế biến để tăng lượng gà xuất khẩu sang Nhật Bản
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mở thêm nhà máy chế biến để tăng lượng gà xuất khẩu sang Nhật Bản
16:17' - 13/11/2017
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường Nhật, Công ty TNHH Koyu & Unitek sẽ đầu tư 20 triệu USD, mở thêm nhà máy chế biến.
-
Hàng hoá
Tìm lời giải cho ngành chế biến điều
14:15' - 04/11/2017
Nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến điều đang có gần 70% là phải nhập khẩu, thậm chí do mất mùa, năm 2017 con số này có thể lên tới 80-90%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm quy chuẩn môi trường trong chế biến thủy sản: Doanh nghiệp "than" khó
18:14' - 23/10/2017
Việc áp dụng các quy chuẩn về môi trường trong chế biến thủy sản là cần thiết để phát triển bền vững, tuy nhiên, đối với các chỉ tiêu mới cần phải có lộ trình và hỗ trợ cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Vẫn “rỗng” trong khâu chế biến, tiêu thụ thịt lợn
14:53' - 20/10/2017
Mỗi năm sản xuất hơn 4 triệu tấn thịt lợn hơi, lớn hơn cả giá trị lúa gạo nhưng chỉ xuất khẩu được hơn 20.000 tấn lợn sữa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40'
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19'
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thủ tướng Chính phủ nói về cơ chế đặc biệt để thực hiện Nghị quyết 57
14:00'
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nội vụ mong đại biểu ủng hộ tạm thời giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương
13:28'
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/2, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà mong các đại biểu ủng hộ tạm thời giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Không kiểm soát hiệu quả khi phân cấp có thể dẫn đến tha hóa quyền lực
12:20'
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó một số ý kiến cho rằng không kiểm soát hiệu quả khi phân cấp có thể dẫn đến tha hóa quyền lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng Tây Bắc
11:03'
Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được kỳ vọng sẽ tạo ra Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các tỉnh vùng Tây Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Hải Phòng muốn đóng góp gần 11 nghìn tỷ đồng
10:48'
UBND thành phố đã đề xuất đóng góp khoảng 10.960 tỷ đồng vào nguồn vốn Dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng do Bộ Giao thông vận tải thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội gỡ khó trong quy hoạch cấp huyện
10:25'
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa chỉ đạo xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, nhất là đối với việc nghiên cứu tổ chức lập các quy hoạch chung cấp huyện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Hà Nội- Lào Cai: Mở ra cơ hội phát triển cho Hưng Yên và vùng lân cận
10:25'
Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến được hoàn thành vào năm 2030. Tuyến đường chạy qua 9 tỉnh, thành phố sẽ mở ra cơ hội phát triển cho Hưng Yên và vùng lân cận.