Công ty Bỉ chuẩn bị cho mùa Đông thiếu khí đốt - Bài 2: Những lựa chọn thay thế
Tập đoàn khổng lồ về vôi này của Bỉ trong vài năm qua đã đầu tư vào một chương trình linh hoạt cho phép sử dụng than non và sinh khối (chất thải gỗ từ các bãi container) để làm nhiên liệu cho các lò nung của mình. Kể từ cuối năm ngoái và khi giá khí đốt tăng cao, công ty đã tăng cường sử dụng các loại nhiên liệu thay thế này, nhưng đây còn lâu mới trở thành một giải pháp thần kỳ.
“Với gỗ khai hoang, có những hạn chế kỹ thuật và không thể vượt quá một khối lượng nhất định. Ngoài ra, do gỗ này được đồng hóa thành sinh khối, nhu cầu lớn khiến giá cả tăng và nguồn cung trở nên khan hiếm trên thị trường", ông Juan Andres Murillo giải thích.Than non cũng là một vấn đề. Than gây ô nhiễm hơn nhiều so với khí đốt và người ta lo ngại rằng Đức - nơi xuất xứ - dự trữ nhiên liệu này cho các công ty của mình. ông Juan Andres Murillo nói thêm: “Chúng tôi đang tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế mà chúng tôi có thể đảm bảo được nguồn cung cấp”.Thủy tinh tái chếTập đoàn thủy tinh AGC cũng dựa vào chất thải cũng như điện năng để thay thế một phần khí đốt. Người phát ngôn Niels Schreuder giải thích: “Chúng tôi đang tiến hành các thử nghiệm để cung cấp năng lượng cho lò đốt bằng sự kết hợp giữa khí đốt và điện. Hiện tại, vẫn còn những hạn chế về mặt kỹ thuật khiến chúng tôi không thể sử dụng giải pháp này trên diện rộng”. Công ty AGC đã quyết định tăng cường sử dụng thủy tinh tái chế làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh, thay cho cát. Biện pháp này giúp giảm nhẹ lượng tiêu thụ khí đốt. Nguyên liệu thô thứ cấp này đắt hơn nguyên liệu nguyên chất, nhưng giá khí đốt hiện tại đã khuyến khích việc sử dụng phương pháp này.Tác động của hai biện pháp này đối với lượng tiêu thụ khí đốt vẫn nằm trong “biên độ cho phép”. Đây là lý do tại sao công ty cũng dựa vào vận động hành lang. Niels Schreuder cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục Ủy ban châu Âu (EC) và Chính phủ Bỉ đưa công ty của chúng tôi vào danh sách các công ty quan trọng cần được ưu tiên cung cấp khí đốt trong trường hợp phân bổ mức sử dụng khí.Các cơ sở của chúng tôi hoạt động 24/24 giờ và không thể đối phó với sự sụt giảm nguồn cung cấp khí đốt và có nguy cơ ngừng sản xuất. Ngoài ra, ngành công nghiệp của chúng tôi góp phần hình thành một xã hội ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hơn kể từ khi chúng tôi sản xuất các sản phẩm cách nhiệt (kính hai lớp, kính ba lớp), kính cho các tấm pin Mặt Trời…”.
Các công ty tiêu thụ năng lượng lớn như các nhà sản xuất xi măng chẳng hạn, cũng đang ở tuyến đầu. Tại công ty Holcim (ở Obourg), công ty cho biết đang sử dụng ngày càng nhiều than non trong các lò nung.Người phát ngôn Séverine Baudoin giải thích: “Chúng tôi cũng đã giảm lượng nhiên liệu thay thế (chất thải) cần phải được sấy khô thông qua hệ thống lắp đặt khí đốt, nhưng dù chúng tôi làm gì đi nữa thì vẫn phụ thuộc vào khí đốt. Nếu nguồn cung giảm đáng kể, chúng tôi sẽ phải đóng cửa các lò nung và sẽ không còn sản xuất xi măng và hậu quả ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực xây dựng ”.
“Nồi hơi” di độngMặc dù 32 trong số 45 nhà máy ở châu Âu đang chạy bằng khí đốt, tập đoàn hóa chất Solvay vẫn lạc quan hơn về khả năng đối phó với tình trạng giảm nguồn cung nhiên liệu này.Giám đốc điều hành Ilham Kadri nói rằng với các kế hoạch đang được thực hiện, bà khẳng định đảm bảo các cơ sở vẫn hoạt động liên tục với mức giảm 30% lượng khí đốt. Đặc biệt, bà đề cập đến thực tế là “một số nhà máy ở châu Âu sẽ sử dụng nồi hơi diesel di động, có thể bổ sung sản xuất hơi nước trên cơ sở tạm thời”.
Các nhà máy khác có thể chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), than đá hoặc dầu diesel. Nếu việc lựa chọn than có thể mâu thuẫn với các mục tiêu giảm phát thải của Solvay, CEO Ilham Kadri đảm bảo nhiên liệu này sẽ chỉ được sử dụng trên cơ sở "tạm thời để duy trì hoạt động của các nhà máy và khách hàng của Solvay".Lĩnh vực thực phẩm cũng đang chuẩn bị cho mùa Đông "lạnh" sắp tới. Nhà máy sữa Laiterie des Ardennes ở tỉnh Libramont tiêu thụ lượng năng lượng 250.000 MWh bằng khí đốt mỗi năm để cung cấp cho các cơ sở thanh trùng, tháp sấy sữa bột... Louis Ska, Tổng Giám đốc công ty cho biết: "Trong khuôn khổ của kế hoạch giảm tải, chúng tôi có thể xem xét đóng cửa các cơ sở của mình trong vài giờ buổi tối. Nhưng mỗi khi dừng, chúng tôi phải mất ba giờ để lau chùi. Trong một ngày cần phải làm sạch hai lần." Theo ông Louis Ska, việc khởi động lại các dây chuyền và làm sạch hai lần này dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng tổng thể cao hơn hiện nay. Ông nhấn mạnh: “Sữa là nguyên liệu dễ hỏng. Nếu chúng tôi không còn khả năng xử lý, chúng tôi sẽ ngừng thu gom từ các trang trại tương ứng với việc cắt giảm khí đốt mà chúng tôi sẽ phải trải qua. Không có giải pháp nào khác”.Di dời cơ sở sản xuấtDi dời sản xuất đến các khu vực không bị ảnh hưởng bởi giá khí đốt tăng cao cũng là một phương án mà các công ty đang nghiên cứu. Do đó, Solvay xác định họ có thể sử dụng các nhà máy bên ngoài châu Âu (châu Mỹ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương), “để bù đắp cho bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) và đảm bảo nguồn cung liên tục”.Sau khi giá năng lượng tăng, công ty Balta-Victoria ở vùng Tây Flanders của Bỉ đã quyết định tạm thời đóng cửa đơn vị sản xuất sợi dệt tổng hợp ở Bỉ và sử dụng nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ để thay thế. Với giải pháp này, theo ông Peter Claes, “việc mất khả năng cạnh tranh của các công ty châu Âu là một rủi ro lớn”. Ở Mỹ, giá xăng hầu như không tăng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada và Đức ký thỏa thuận hợp tác xuất khẩu nhiên liệu hydro sang châu Âu
09:36' - 24/08/2022
Chính phủ Canada và Đức ngày 23/8 đã ký một thỏa thuận hợp tác xuất khẩu nhiên liệu hydro sang châu Âu.
-
Thị trường
Nhiều thách thức để Canada có thể tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:51' - 24/08/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 23/8 bày tỏ mong muốn Canada tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đối mặt khả năng Nga tiếp tục cắt giảm xuất khẩu dầu và khí đốt
14:01' - 23/08/2022
Châu Âu phải đối mặt với sự gián đoạn mới về nguồn cung năng lượng do hệ thống đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan qua Nga bị hư hỏng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.