Công ty điện lực nhà nước của Sri Lanka đề nghị tăng giá điện hơn 800%
Ngày 27/6, công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, đã đề nghị tăng giá điện hơn 800% để bù lỗ trong bối cảnh quốc gia này đang bị thiếu nhiên liệu nghiêm trọng.
Ủy ban Các dịch vụ công của Sri Lanka (PUCSL) cho biết CEB đã bị thiệt hại 65 tỷ rupee (185 triệu USD) trong quý I/2022 và đang tìm cách tăng 835% giá điện. Hiện nay, tất cả người dân Sri Lanka sử dụng dưới 30 kilowatt điện/tháng sẽ phải trả mức phí chung là 54,27 rupee (0,15 USD). CEB đang lên kế hoạch nâng mức phí này lên 507,65 rupee (1,44 USD).
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Colombo, Chủ tịch PUCSL Janaka Ratnayake nhấn mạnh do phần lớn người tiêu dùng trong nước không thể thích ứng được với quyết định tăng mạnh giá điện này, nên PUCSL sẽ đề xuất hỗ trợ trực tiếp từ Bộ Tài chính để giảm hơn 50% mức tăng so với yêu cầu.Dù chưa đưa ra mức tăng cụ thể, song giá điện nhiều khả năng sẽ tăng khoảng 43-61% đối với các khách hàng sử dụng điện vì mục đích thương mại và công nghiệp.
CEB cũng sẽ được phép tính phí bằng USD đối với người dùng có thu nhập bằng ngoại tệ, chẳng hạn như các nhà xuất khẩu, để hỗ trợ tài chính cho việc nhập khẩu dầu mỏ và phụ tùng. Cách đây 4 tháng, Chính phủ Sri Lanka đã áp dụng lệnh cắt điện trong 13 giờ/ngày và giờ đã giảm xuống 4 giờ/ngày sau khi các trận mưa giúp tăng lượng nước tại các hồ thủy điện. Trong 6 tháng qua, Chính phủ Sri Lanka đã tăng gấp 4 giá dầu diesel và gấp đôi giá xăng. Tuy nhiên, hiện nước này gần như không có cả hai nguyên liệu quan trọng này. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka cũng chưa nắm được khi nào lô hàng mới sẽ về. Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka xác nhận một phái đoàn của Bộ Tài chính và Ngoại giao Mỹ đã có cuộc thảo luận với Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Phía Mỹ đã nhất trí cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý tài chính tại Sri Lanka. Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng. Các quan chức Sri Lanka đang đàm phán với phái đoàn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ 3 tỷ USD cho quốc gia này. Hồi tháng 4/2022, Chính phủ Sri Lanka đã quyết định đình chỉ việc trả một số trong khoản nợ công 51 tỷ USD trong khi chờ một chương trình tái cơ cấu nợ được IMF "bật đèn xanh"./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sri Lanka tăng giá nhiên liệu
08:06' - 27/06/2022
Ngày 26/6, Sri Lanka đã quyết định tăng giá nhiên liệu trong bối cảnh thiếu hụt trầm trọng và gây thêm áp lực cho nền kinh tế vốn đang khủng hoảng của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Sri Lanka sẵn sàng mua dầu của Nga
19:57' - 12/06/2022
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết, nước này có thể phải mua thêm dầu từ Nga để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học cảnh giác cho Bangladesh từ khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka
06:30' - 08/06/2022
Trang Moderndiplomacy đăng bài phân tích của Nhà nghiên cứu kinh tế cấp cao Kazi Fahim Ahmed về việc "Liệu Bangladesh có rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế như Sri Lanka?".
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Chuyên gia kinh tế đề xuất 5 chiến lược trước thách thức về thuế
10:11'
Sự gia tăng các chính sách bảo hộ quốc gia và tranh chấp thương mại đã làm tăng đáng kể thuế quan và rào cản thương mại trên quy mô toàn cầu.
-
Tài chính
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Tập trung 5 nhóm việc để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
19:26' - 16/01/2025
Chiều 16/1, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình.
-
Tài chính
Nợ công của Italy lần đầu tiên vượt mức 3.000 tỷ euro
09:32' - 16/01/2025
Ngày 15/1, Ngân hàng Trung ương Italy cho biết, nợ công của quốc gia này đã lần đầu tiên vượt quá 3.000 tỷ euro (3.087 tỷ USD) vào tháng 11/2024.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên mức kỷ lục
09:15' - 15/01/2025
Thâm hụt ngân sách nước này đã tăng lên mức kỷ lục trong quý (từ tháng 10 đến tháng 12/2024). Nguyên nhân chủ yếu là chi tiêu tăng trong khi nguồn thu từ thuế giảm.
-
Tài chính
IMF công bố đánh giá ảm đạm về chương trình hỗ trợ tài chính cho Argentina
09:14' - 15/01/2025
Báo cáo đánh giá của IMF công bố tập trung vào chương trình cho vay ban đầu trị giá 44 tỷ USD đã được phê duyệt cho Argentina.
-
Tài chính
Canada sẵn sàng đáp trả nếu Mỹ áp thuế
07:45' - 14/01/2025
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, Canada sẵn sàng áp dụng các biện pháp đáp trả đối với Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump thực hiện những lời đe dọa về thuế quan của mình.
-
Tài chính
Tiếp tục điều hành ngân quỹ chặt chẽ, linh hoạt
18:58' - 13/01/2025
Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, năm 2025 sẽ tiếp tục quản lý quỹ ngân sách nhà nước chặt chẽ, an toàn; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách.
-
Tài chính
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
17:20' - 13/01/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, mức giảm trừ khi tính thuế phải dựa vào đời sống thực tế của người dân, các chi phí thực tế như ốm đau, bệnh tật, nuôi con ăn học cần được tính vào.
-
Tài chính
Thái Lan nghiên cứu thực hiện hệ thống thuế thu nhập âm
08:39' - 13/01/2025
Thứ trưởng Tài chính Thái Lan Julapun Amornvivat ngày 12/1 cho biết, Bộ Tài chính nước này đã thành lập một Ủy ban Cải cách Thuế để nghiên cứu việc thực hiện hệ thống Thuế thu nhập âm (NIT).