COVID-19 khiến kinh tế thế giới thiệt hại trên 10.000 tỷ USD trong năm 2020-2021
Thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra là khó có thể đong đếm. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, nền kinh tế thế giới ước giảm 4,3% trong năm 2020, một mức suy giảm chỉ xảy ra trong cuộc Đại suy thoái và trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Tuy nhiên, theo tạp chí The Economist của Anh, con số thiệt hại trên là chưa đầy đủ khi mới chỉ so với quy mô của nền kinh tế thế giới trước đại dịch, chứ chưa so với quy mô sẽ đạt được của nền kinh tế thế giới nếu đại dịch COVID-19 không xảy ra.
Để thấy thiệt hại do tác động của COVID-19 lớn hơn, các nhà kinh tế cần ước tính GDP toàn cầu phát triển như thế nào nếu không có đại dịch COVID-19. Cách đơn giản là theo dự báo của WB được đưa ra vào thời điểm này năm ngoái, khi mối đe dọa COVID-19 vẫn chưa hiện hữu.
Vào thời điểm đó, WB dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 2,5% trong năm 2020, đạt mức 86.000 tỷ USD. So với con số đó, GDP toàn cầu năm 2020 có lẽ đã mất đi 6,6%, tương đương khoảng 5.600 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới dự báo, trong năm 2021, nền kinh tế thế giới có thể sẽ phát triển nhanh một cách không bình thường nhờ việc triển khai vaccine phòng COVID-19.
Tuy nhiên, ngay cả khi dự báo này đúng và không có thêm biến cố nào xảy ra, sản lượng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn 5,3% so với dự báo của WB trước đại dịch, mất thêm gần 4.700 tỷ USD.
Cộng hai con số này với nhau, trong năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất 10.300 tỷ USD cho sản lượng kinh tế toàn cầu: Hàng hóa và dịch vụ mà thế giới có thể đã sản xuất ra nếu không bị ảnh hưởng.
Đó là một con số lớn. Chỉ có Mỹ và Trung Quốc có GDP hàng năm lớn hơn 10.000 tỷ USD. Tính quy đổi, 10.300 tỷ USD đủ để mua mười công ty niêm yết lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả Amazon, Apple và Saudi Aramco. Số tiền đó cũng dư để mua toàn bộ bất động sản của thành phố New York chín lần.
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) chịu tổn thất trên 2.000 tỷ USD. Mỹ sẽ chịu thiệt hại khoảng 1.700 tỷ USD. Trong số các quốc gia đang phát triển, Ấn Độ chịu mức thiệt hại lớn nhất, khoảng 950 tỷ USD. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với nền kinh tế của Ấn Độ, nhưng nước này có mức thiệt hại thấp hơn, khoảng 680 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngay cả những con số thiệt hại khổng lồ trên cũng là chưa đầy đủ. Thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra sẽ không chỉ giới hạn trong năm nay và năm ngoái. Ngân hàng Thế giới dự kiến GDP toàn cầu năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn 4,4% so với mức mà ngân hàng này dự báo trước đại dịch.
WB lo ngại với tổn hại lâu dài đối với đầu tư, nguồn nhân lực và do đó có thể là tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Tổ chức này cũng lo ngại rằng các khoản nợ mà các chính phủ và công ty đã vay để vượt qua đại dịch COVID-19 có thể gây hại cho tăng trưởng trong tương lai.
Còn một lý do khác dẫn đến những số liệu trên chưa đánh giá đầy đủ những tổn thất về kinh tế của COVID-19. Nếu đại dịch không xảy ra, GDP thế giới không chỉ cao hơn mà còn có thể khác đi. Thay vì mặt nạ, xét nghiệm, vaccine, các cuộc gọi qua ứng dụng Zoom và chuyển phát các bưu kiện, nền kinh tế thế giới sẽ sản xuất các mặt hàng khác.
Vì đại dịch rất nguy hại cho sức khỏe và xã hội, nên việc tập trung các nguồn lực lớn để chống lại nó là điều đáng làm - những nỗ lực này có giá trị kinh tế to lớn. Nhưng nếu virus SARS-CoV-2 không lây lan, những nỗ lực này sẽ là không cần thiết, khiến chúng trở thành khoản chi phí thế giới có thể đã tiết kiệm được./.
- Từ khóa :
- covid 19
- kinh tế thế giới
- gdp toàn cầu
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông quốc tế: Kinh tế Việt Nam vững vàng trong đại dịch COVID-19
13:59' - 18/01/2021
Báo chí nước ngoài tiếp tục phản ánh những thành công kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40 năm
12:11' - 18/01/2021
Số liệu chính thức công bố ngày 18/1 cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn bốn thập niên trong năm 2020, bất chấp sự phục hồi sau dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Pfizer cam kết giao vaccine ngừa COVID-19 đúng hạn cho châu Âu
17:29' - 17/01/2021
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ đang nỗ lực xoa dịu những lo ngại ở châu Âu xung quanh việc bàn giao vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Chuyển động DN
Tesco và Uniqlo "ăn nên làm ra" trong đại dịch COVID-19
09:16' - 17/01/2021
Tesco - nhà bán lẻ lớn nhất của Anh và Fast Retailing - công ty chủ sở hữu chuỗi cửa hàng bán quần áo của Nhật Bản Uniqlo ngày 14/1 công bố kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2020.
-
Phân tích doanh nghiệp
"Người chiến thắng" trong đại dịch COVID-19
09:45' - 16/01/2021
Năm 2020, trong khi nhiều ngành nghề phải chật vật vì dịch COVID-19, ASOS đã "nổi lên" là một doanh nghiệp "khỏe mạnh", ghi nhận lợi nhuận tăng vọt 109 triệu bảng Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.