CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Nhật tại thị trường Việt Nam


Ngày 22/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tổ chức buổi tọa đàm về những lợi ích mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đem lại cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Tham dự buổi tọa đàm có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Phó Chủ tịch điều hành JETRO, Tiến sĩ Yuri Sato, Trưởng đoàn đàm phán CPTPP của Nhật Bản, ông Kazuyoshi Umemoto. Với chủ đề “CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường Việt Nam”, buổi tọa đàm thu hút khoảng 350 khách mời là đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản. Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Đại sứ Việt Nam Vũ Hồng Nam nhấn mạnh đến nỗ lực của cả Việt Nam và Nhật Bản trong việc xúc tiến thành công tiến trình đàm phán CPTPP với 11 thành viên. Trong xu thế CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019, Đại sứ Vũ Hồng Nam bày tỏ tin tưởng rằng hiệp định này sẽ tạo cơ hội lớn về thương mại và đầu tư cho Việt Nam và Nhật Bản cũng như các nước thành viên còn lại trong CPTPP.Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh CPTPP là hiệp định bao trọn một khu vực thị trường khoảng 490 triệu người, chiếm 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, với thu nhập bình quân đầu người trên 19.000 USD. Theo Thứ trưởng, CPTPP thúc đẩy hội nhập thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương bằng cách giảm rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ thương mại, bảo vệ đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, thiết lập các quy tắc mới cho thương mại điện tử và thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
Ông Trần Quốc Khánh đánh giá CPTPP là hiệp định thương mại quan trọng nhất trong hơn hai thập kỷ qua, chứa đựng những cam kết sâu rộng hơn các hiệp định thương mại tự do khác, với các cam kết phù hợp nhất với nhu cầu của các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Thứ trưởng khẳng định CPTPP có ý nghĩa quan trọng vì đây là sự nâng cấp so với các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) hiện có, thúc đẩy tạo các mối quan hệ FTA mới và thiết lập mạng lưới mới, bao gồm chuỗi cung ứng giữa châu Á và châu Mỹ. Nhận định về tác động tích cực của CPTPP đối với Việt Nam và Nhật Bản, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết CPTPP được dự đoán sẽ mang lại những lợi ích hai chiều hết sức to lớn cho cả hai nước. Về phía Nhật Bản, CPTPP sẽ cho phép các công ty nước này được quyền tham dự vào thị trường mua sắm chính phủ đang phát triển rất nhanh của Việt Nam, vốn từ trước đến nay đóng cửa với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, các ngành dịch vụ vốn là thế mạnh của Nhật Bản như ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, logistic, kế toán, thiết kế đồ họa cũng sẽ có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam. Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch JETRO Yuri Sato cho biết CPTPP là hiệp định tự do thương mại tiêu chuẩn cao của khu vực sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2019. Phó Chủ tịch JETRO bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tận dụng được được các lợi ích của hiệp định để thúc đẩy đầu tư và thương mại, thông qua việc cải thiên môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, thuế quan, thúc đẩy sản xuất, nhằm mở rộng sự tiếp cận của hàng hóa Việt Nam đến các thị trường trên thế giới. Theo bà Sato, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã miễn thuế cho 42% các sản phẩm công nghịêp của Nhật Bản vào Việt Nam, nhưng hiệp định CPTPP đã nâng tỷ lệ miễn thuế này lên mức 70,2% cho các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản. Bà hy vọng hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho nông sản và thực phẩm Nhật Bản vào thị trường Việt Nam hơn. CPTPP cũng sẽ củng cố vai trò của Việt Nam như điểm sản xuất và xuất khẩu hướng đến thị trường toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ nhận được các lợi ích tương tự khi xâm nhập thị trường Nhật Bản. Hiệp định CPTPP cũng đặt ra các cam kết bảo hộ mạnh nhất từ trước tới nay về quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư, trong đó có quyền rút vốn, chuyển tiền, bồi thường công bằng khi bị quốc hữu hóa tài sản và trợ giúp pháp lý. Những điểm này cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường xuất khẩu công nghệ sang Việt Nam. Hiệp định CPTPP được dự báo sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Theo các nhà phân tích, lợi ích mà CPTPP mang lại rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc cắt giảm các dòng thuế, mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cũng như làm giảm các thủ tục về thương mại và đầu tư.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP có hiệu lực - Cơ hội cho doanh nghiệp Singapore
10:22' - 21/11/2018
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp Singapore.
-
Kinh tế tổng hợp
Cơ hội nào cho nông sản từ CPTPP?
15:40' - 20/11/2018
Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn ngay ở thị trường trong nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Tham gia CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
19:04' - 19/11/2018
Tham gia Hiệp định, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035, trong trường hợp đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, GDP có thể tăng thêm 2,01%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.