Cú "chuyển mình" ngoạn mục của BlackBerry
Cách đây 10 năm khi những chiếc điện thoại sử dụng bàn phím vật lý đang ở trong thời kỳ hoàng kim, BlackBerry là một trong những thương hiệu đỉnh cao với các sản phẩm sử dụng bàn phím QWERTY.
Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi từ khi Apple tung ra chiếc iPhone thế hệ đầu tiên. Theo sau đó là sự sang trang của thời đại điện thoại thông minh (smartphone) màn hình cảm ứng, khiến BlackBerry dần đánh mất vị thế trên thị trường điện thoại di động và buộc phải nhượng quyền sản xuất cho một công ty khác sau nhiều nỗ lực gượng dậy bất thành. * Quá khứ thăng trầm trên thị trường điện thoại… BlackBerry, trước đó gọi là Research in Motion (RIM), được thành lập vào năm 1984 bởi Mike Lazaridis, khi đó sinh viên ngành kỹ thuật của trường đại học Waterloo, Canada (Ca-na-đa), và Douglas Fregin, sinh viên ngành kỹ thuật của trường đại học Windsor (Canada). RIM bắt đầu thiết kế những sản phẩm đầu tiên phục vụ hệ thống truyền dữ liệu không dây diện rộng Mobitex vào năm 1988. Những sản phẩm này sau đó được lực lượng quân đội, cảnh sát, cứu hỏa và dịch vụ cứu thương sử dụng. Năm 1996, RIM giới thiệu Inter@ctive Pager, còn được biết đến với tên gọi RIM 900, là thiết bị di động đầu tiên có bàn phím của RIM. Đây là thiết bị cho phép người dùng nhận và gửi tin nhắn thông qua mạng Internet. Các năm sau đó, RIM đều đặn tung ra các phiên bản điện thoại nâng cấp hơn, như chức năng gọi hay điện thoại sử dụng màn hình màu…RIM chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên thị trường chứng khoán Toronto (Canada) vào năm 1997. 10 năm sau (năm 2007), thương hiệu này có giá trị lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Toronto, với giá trị thị trường vượt 67 tỷ USD.
Cũng trong năm này, số người dùng của RIM đã vượt mốc 10 triệu và lần đầu tiên RIM giới thiệu dòng sản phẩm BlackBerry Curve. Đây là thời điểm RIM ở đỉnh cao, song cũng là mốc đánh dấu sự xuống dốc của hãng này trên thị trường di động, với việc Apple trình làng phiên bản iPhone đầu tiên. Cổ phiếu của RIM đã từng ghi nhận mốc cao nhất trong lịch sử, đạt 149,9 USD/cổ phiếu vào năm 2008. Tuy nhiên, mức "đỉnh" này đã không tồn tại lâu, cổ phiếu sau đó tụt dốc không phanh xuống còn 50 USD/cổ phiếu sau khi hãng ra mắt chiếc smartphone màn hình cảm ứng đầu tiên của mình, BlackBerry Storm, nhưng không đủ sức để cạnh tranh với iPhone của Apple. Đến năm 2011, RIM thông báo cắt giảm 2.000 nhân viên, một dấu hiệu cho thấy hãng điện thoại Canada đang dần lâm vào khủng hoảng. Vào tháng 10 cùng năm, các dịch vụ của RIM bị ngưng trệ trong vòng bốn tuần khiến người dùng BlackBerry trên toàn thế giới “khốn đốn” và làm hình ảnh của RIM bị ảnh hưởng không nhỏ. Đến năm 2013, trong buổi giới thiệu mẫu điện thoại BlackBerry mới, RIM đã tuyên bố chính thức đổi tên thành BlackBerry, tượng trưng cho dòng điện thoại rất phổ biến của họ.- Từ khóa :
- rim
- blackberry
- apple
- công nghệ xe tự lái
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Apple tổ chức trực tuyến sự kiện ra mắt dòng sản phẩm mới vào giữa tháng 9/2020
07:43' - 09/09/2020
Ngày 8/9, hãng công nghệ khổng lồ Apple thông báo sẽ tổ chức sự kiện trực tuyến ra mắt dòng sản phẩm mới, có thể là đồng hồ Apple Watch, vào ngày 15/9 tới.
-
Công nghệ
Australia điều tra hoạt động cạnh tranh trên "chợ ứng dụng" của Google và Apple
14:56' - 08/09/2020
Cơ quan giám sát cạnh tranh của Australia (ACCC) mở cuộc điều tra về hoạt động cạnh tranh trên thị trường ứng dụng di động của nước này.
-
Chuyển động DN
BlackBerry trở lại thị trường smartphone
17:51' - 20/08/2020
Ngày 19/8, BlackBerry công bố kế hoạch tái xuất với sản phẩm smartphone kết nối 5G dự kiến ra mắt vào năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Dư địa tăng trưởng mới cho doanh nghiệp xây dựng
17:03' - 14/02/2025
Giới phân tích đánh giá triển vọng năm 2025 của ngành xây dựng tích cực nhờ sự phục hồi diện rộng của thị trường bất động sản và dòng vốn FDI ổn định.
-
Phân tích doanh nghiệp
Bão táp thuế quan đe dọa “nhấn chìm” nỗ lực phục hồi của kinh tế Trung Quốc
21:57' - 11/02/2025
Những đợt áp thuế mới từ Mỹ có thể sẽ tạo ra "cơn gió ngược", cản trở đà phục hồi kinh tế và khiến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động.
-
Phân tích doanh nghiệp
Động lực chính kéo dài đà tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ
16:35' - 11/02/2025
Sự phục hồi của thị trường nhà ở Mỹ - thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam sẽ là động lực chính kéo dài đà tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2025.
-
Phân tích doanh nghiệp
Nhận diện tiềm năng tăng trưởng doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp
16:43' - 17/01/2025
Doanh nghiệp ngành bất động sản khu công nghiệp trong giai đoạn 2025 - 2026 được dự báo tăng trưởng tích cực nhờ dòng vốn FDI giúp nhu cầu thuê đất khu công nghiệp tăng.