"Cú hích” thúc đẩy hợp tác thương mại Trung Đông-châu Phi
Hoạt động nằm trong khuôn khổ Đề án phát triển quan hệ của Việt Nam với Trung Đông - châu Phi từ năm 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trao đổi với báo chí bên lề sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường cho biết: Trung Đông – châu Phi là khu vực rất rộng lớn, với diện tích trên 36 triệu km2 và tổng dân số lên tới 1,8 tỷ người. Mặc dù đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức khác nhau nhưng Trung Đông – châu Phi cũng đồng thời là khu vực có tiềm năng phát triển rất lớn, được đánh giá sẽ trở thành khu vực tạo động lực phát triển kinh tế thế giới trong những năm tới. Thông báo về quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông – châu Phi, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường khẳng định: “Có lẽ tại bất cứ nước châu Phi nào khi nhắc tới Việt Nam thì nhiều người dân đều biết tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…Điều này nói lên những tình cảm, quan hệ gắn bó từ thời Việt Nam cũng như các nước khu vực Trung Đông – châu Phi đang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ coi Việt Nam là biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Trong những năm qua mối quan hệ chính trị truyền thống, tốt đẹp đó vẫn luôn được hai bên duy trì.
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác biệt về một số vấn đề giữa các quốc gia Trung Đông – châu Phi với nhau, song các quốc gia này đều dành cho Việt Nam sự ủng hộ cao trong quá trình Việt Nam tranh cử các vị trí tại các tổ chức quốc tế như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc, Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc, Hội đồng nhân quyền.
Gần đây nhất, các nước Trung Đông – châu Phi đều bỏ phiếu bầu Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Hội nghị lần này cũng là dịp để chúng ta cảm ơn các nước đã ủng hộ Việt Nam”.
Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam và các nước Trung Đông – châu Phi đều nhận thấy mối quan hệ về kinh tế vẫn chưa theo kịp mối quan hệ chính trị. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho rằng chưa có sự nhìn nhận đúng mức về tầm quan trọng của Việt Nam đối với các quốc gia Trung Đông – châu Phi cũng như tầm quan trọng của các quốc gia Trung Đông – châu Phi đối với Việt Nam.Do đó, thông tin trao đổi giữa hai bên còn hạn chế, làm giới hạn sự hiểu biết lẫn nhau, mặc dù việc trao đổi các đoàn vẫn diễn ra. Nhiều ý kiến hiện nay vẫn cho rằng Trung Đông – châu Phi chỉ là khu vực nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh và xung đột. Vì vậy, theo ông Nguyễn Quốc Cường, việc nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự vươn lên của khu vực này là yếu tố cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh: Với sự tham gia của các đại sứ, đại biện, đại diện của khu vực Trung Đông – châu Phi ở Việt Nam, cũng như các đại sứ, đại biện, đại diện của khu vực Trung Đông – châu Phi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và kiêm nhiệm Việt Nam, Hội nghị đặt ra mục đích quan trọng là cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam qua công cuộc đổi mới; về các định hướng lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết, nhiều vị đại sứ tham dự Hội nghị đánh giá cao tầm quan trọng của sự kiện lần này, cho rằng đây là một bước tiến góp phần tạo nên sự thay đổi về chất trong quan hệ giữa Trung Đông – châu Phi đối với Việt Nam trong thời gian tới.Đặc biệt, Hội nghị có sự tham dự không chỉ của Bộ Ngoại giao mà còn của các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…, đại diện lãnh đạo của 20 địa phương cùng khoảng 70 doanh nghiệp của Việt Nam.
Bên cạnh việc trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết, các phiên trong khuôn khổ Hội nghị còn tập trung bàn vấn đề thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông – châu Phi giai đoạn tiếp theo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông – châu Phi hiện đang tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh. Trong 10 năm (2008 – 2018), kim ngạch hai chiều giữa hai bên đã có bước tăng trưởng trên 300%, đạt trên 17,5 tỷ USD trong năm 2018.Rất nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể xuất khẩu sang châu Phi. Người dân khu vực này rất ưa chuộng một số mặt hàng Việt Nam, đặc biệt là lúa gạo và các nông sản khác. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận thị trường châu Phi.
Để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho rằng hai bên cần nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng là tháo gỡ những khó khăn, rào cản, đặc biệt là vấn đề thanh toán.
Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019” cũng sẽ có sự tham gia của một số ngân hàng Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Câu lạc bộ các chủ ngân hàng lớn của châu Phi, nhằm tìm giải pháp giúp doanh nghiệp hai bên trong khâu thanh toán khi trao đổi hàng hóa.
Đề cập đến một lĩnh vực thế mạnh trong hợp tác giữa hai bên là viễn thông, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết: Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đầu tư ở bốn nước châu Phi và nhận được sự ủng hộ tích cực, hưởng ứng nhiệt tình của Chính phủ và người dân các nước trên. Đây là điểm sáng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và châu Phi. Đặc biệt nhắc đến ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết, đây là lĩnh vực hai bên đều mong muốn thúc đẩy hợp tác. Việt Nam có nhiều năm hợp tác song phương, ba bên, bốn bên với một số nước châu Phi, đặc biệt trong vấn đề sản xuất lúa gạo.Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể góp phần giúp các nước châu Phi giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Ngoài lúa gạo, Việt Nam còn xuất sang châu Phi các sản phẩm nông nghiệp khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của các nước Trung Đông-châu Phi như hạt điều. Bên cạnh đó, Hội nghị còn bàn đến lĩnh vực hợp tác du lịch. Với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Ai Cập, Nam Phi..., lĩnh vực này cũng được xem là có tiềm năng khai thác đối với thị trường Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết thêm, bên lề Hội nghị nhiều sản phẩm Việt Nam cũng được giới thiệu tại các gian hàng triển lãm để đại diện các nước khu vực Trung Đông-châu Phi hiểu thêm về các thế mạnh của Việt Nam.Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cương mong rằng Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019” sẽ là một “cú hích”, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển./.
Xem thêm:>>Trung Đông – châu Phi: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
>>Khai mạc Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi năm 2019”
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Căng thẳng tại Trung Đông đẩy giá dầu châu Á đi lên
15:39' - 26/07/2019
Trong phiên giao dịch chiều 26/7, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trước những lo ngại về tình hình căng thẳng tại Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Sứ mệnh khó khăn của châu Âu tại Trung Đông
05:30' - 04/07/2019
Tuần báo Al-Ahram của Ai Cập vừa đăng bài bình luận đánh giá về sứ mệnh rất khó khăn của Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột mới tại Trung Đông.
-
Xe & Công nghệ
Cơ hội phát triển thương mại tại khu vực Trung Đông – châu Phi
16:00' - 21/06/2019
Trung Đông – châu Phi là hai khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng mở rộng hợp tác và phát triển thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Những lưu ý khi giao thương với thị trường Trung Đông
17:01' - 24/05/2019
Do chủ quan nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhận "quả đắng" trong quá trình tìm kiếm đối tác cũng như giao dịch tại thị trường Trung Đông.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi giao thương với thị trường Trung Đông?
16:56' - 24/05/2019
Thời gian qua, do chủ quan nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhận "quả đắng" trong quá trình tìm kiếm đối tác cũng như giao dịch tại thị trường Trung Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29' - 25/04/2025
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23' - 25/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40' - 25/04/2025
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32' - 25/04/2025
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47' - 25/04/2025
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56' - 25/04/2025
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48' - 25/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06' - 25/04/2025
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.