“Cú sốc năng lượng” ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo hơn ra sao?
Chi phí năng lượng tăng cao đang gây đau đầu cho các chính phủ trên thế giới, nhất là các quốc gia nghèo hơn vốn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu.
Các quốc gia này không có “vùng đệm” tài chính mà các nước giàu có hơn được hưởng, cũng không thể trông chờ vào việc tăng doanh thu từ xuất khẩu của chính họ.
Morocco, Thái Lan và Pakistanlà một số nền kinh tế có quy mô vừa bị ảnh hưởng nhiều nhất, dựa trên dữ liệu nhập khẩu năng lượng và tổng sản phẩm quốc nội của Liên hợp quốc (LHQ).
Các hộ gia đình nghèo ở những quốc gia đó sẽ khó mua hàng hóa cơ bản hơn, trong khi các lĩnh vực sản xuất hỗ trợ hàng triệu việc làm sẽ gặp rủi ro và một số chính phủ thậm chí có thể bị đe dọa về mặt kinh tế.
Ông Matteo Lanzafame, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho biết sức chi tiêu của người tiêu dùng sẽ suy giảm và các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng tăng.Theo chuyên gia này, cú sốc của thị trường năng lượng có thể đẩy lạm phát ở các thị trường mới nổi tăng thêm 2 điểm phần trăm trong năm nay, thậm chí cao hơn đối với các quốc gia nơi chi phí vận tải – giao thông chiếm tỷ lệ lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Các tác động của việc thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu đã tác động tới nền kinh tế thực. Sri Lanka đã buộc phải tăng giá xăng thêm hơn 40% vào tuần trước sau khi đồng rupee của nước này lao xuống mức thấp kỷ lục.Bangladesh và Pakistan đang ngày càng ráo riết tìm kiếm các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay, với cả hai nước đều tiến hành đầu thầu trong tuần này.
Pakistan cũng đang chật vật tìm cách mua đủ dầu diesel để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế, khi các quốc gia châu Âu khác chấp nhận trả giá cao hơn nước này để bù đắp nguồn cung bị mất từ Nga.Tình hình hiện nay đang làm gia tăng căng thẳng cho tình hình tài chính của quốc gia Nam Á này sau khi Thủ tướng Imran Khan cắt giảm giá nhiên liệu và điện trong nước vào đầu tháng Ba, gây trở ngại cho khoản cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Giá cả tăng cao có tác động rất tiêu cực đối với ngân sách của các chính phủ có trợ cấp cho phương tiện vận tải và nhiên liệu nấu nướng.Indonesia đang xem xét tăng giá nhiên liệu để kiềm chế thâm hụt ngân sách, trong khi tuần trước Thái Lan cho biết họ chỉ có thể duy trì trợ giá dầu diesel cho đến tháng Năm.
Ấn Độ dự kiến sẽ tăng mạnh giá năng lượng trong tháng này sau khi đóng băng giá trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử cấp bang.Công ty Coal India Ltd., nhà khai thác than lớn nhất thế giới, đã cảnh báo rằng hoạt động sản xuất của họ có thể bị cản trở nếu không thể tăng giá. Tháng trước, Chính phủ Ấn Độ cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn so với dự báo trước đó trong năm 2022, một phần do chi phí hàng hóa tăng.
Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi đồng USD - đồng tiền được lựa chọn cho các hoạt động giao dịch năng lượng trên toàn cầu - tiếp tục mạnh lên.Đồng bạc xanh có giá trị hơn đồng nghĩa các nước cần nhiều nội tệ hơn để mua cùng một lượng dầu, khí đốt hoặc than đá, trong khi nó cũng làm cho hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia này rẻ hơn.
Dù vậy, giới phân tích cũng chỉ ra rằng các nước vẫn có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng.Chuyên gia Lanzafame của ADB đề xuất chính phủ các nước trợ cấp cho các bộ phận dân cư nghèo nhất, những người sẽ phải chi tiêu một phần nhiều hơn trong thu nhập của mình cho nhu cầu năng lượng. Một số chính phủ cũng có thể giảm thuế nhiên liệu.
Còn theo Yanting Zhou, nhà kinh tế chính tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie Ltd., giải pháp tốt nhất về lâu dài là bớt phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.Các nước có thể thực hiện điều đó bằng cách tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng hoặc bằng cách đảm bảo được thêm nguồn cung dầu, khí đốt và than đá.
Hiện có cơ sở để các nước thực hiện biện pháp thứ hai, vì các công ty dầu mỏ phương Tây đang rất muốn bán đi tài sản của mình./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đâu là nguồn năng lượng bền vững cho ngành dệt may?
19:55' - 18/03/2022
Ngày 18/3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức hội thảo: “Năng lượng tái tạo – Nguồn năng lượng sạch và bền vững cho ngành dệt may Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phải bảo đảm tự chủ và cân đối về năng lượng
20:45' - 16/03/2022
Chiều 16/3, tại trụ sở Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
-
Doanh nghiệp
Phát thải CO2 của ngành năng lượng toàn cầu tăng cao kỷ lục
19:15' - 16/03/2022
Phát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu đã tăng 6% trong năm 2021 lên 36,3 tỷ tấn, mức cao nhất từ trước tới nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh khuyến nghị về nguồn cung năng lượng của Nga
09:01' - 16/03/2022
Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson cho rằng phương Tây sẽ phải đối mặt với thời kỳ khó khăn nếu từ bỏ các nhà cung cấp năng lượng Nga và cần nhanh chóng chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua vòng trừng phạt mới nhằm vào ngành năng lượng và thép của Nga
21:01' - 15/03/2022
Liên minh châu Âu (EU) chính thức thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến tình hình Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.