Anh khuyến nghị về nguồn cung năng lượng của Nga
Thủ tướng Johnson nói: “Tôi không nghi ngờ rằng sẽ có những khoảng thời gian khó khăn phía trước. Quá trình từ bỏ dầu khí của Nga, từ hydrocarbon nói chung sẽ khó khăn đối với thế giới. Nhưng chúng ta có thể tăng cường tiêu thụ năng lượng carbon thấp hơn nữa và tiếp tục dẫn dắt thế giới theo hướng trung hòa carbon”.
Theo Thủ tướng Anh, trước cuối tháng 3/2022, London sẽ đưa ra chiến lược an ninh năng lượng mới, trong đó tập trung vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân và tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, kể cả các nhà máy điện thủy triều, thủy điện và địa nhiệt ở Anh. Và cũng có thể tạm gia tăng sản lượng dầu và khí đốt ở các mỏ ngoài khơi của vương quốc này.
Trước đó, Chính phủ Anh ngày 8/3 thông báo nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay. Anh đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine.Hãng tin AFP (Pháp) dẫn thông báo được Bộ trưởng Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Anh Kwasi Kwarteng đăng tải trên mạng xã hội Twitter nêu rõ: “Quyết định chuyển đổi này sẽ cho phép thị trường, các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng có đủ thời gian để thay thế việc nhập khẩu (dầu mỏ) của Nga, vốn chiếm 8% nhu cầu của Anh”.
Đáng chú ý, động thái trên của Anh không được áp dụng đối với khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga, vốn chiếm khoảng 4% nguồn cung ở Anh. Tuy vậy, Bộ trưởng Kwarteng cho biết ông đang “nghiên cứu các lựa chọn để chấm dứt hoàn toàn hoạt động nhập khẩu mặt hàng này”. Biện pháp trên của Chính phủ Anh được đánh giá là có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt ở nước này, với việc giá xăng và dầu diesel tăng cao trong bối cảnh thị trường hỗn loạn sau khi Nga triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine.Tuy vậy, Bộ trưởng Kwarteng cho biết phần lớn dầu thô nhập khẩu của Anh đến từ “những đối tác đáng tin cậy” như Mỹ, Hà Lan và các quốc gia vùng Vịnh. Ông lưu ý: “Chúng tôi sẽ phối hợp với họ trong năm nay để đảm bảo có thêm nguồn cung”.
Cũng trong ngày 8/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt mà Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu từ Nga trong năm nay và chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu của Nga “trước năm 2030”. Theo EC, mục tiêu trên sẽ được thực hiện bằng cách chuyển sang các nguồn cung cấp thay thế và mở rộng nguồn năng lượng sạch nhanh hơn so với kế hoạch. Biện pháp này phần lớn sẽ do chính phủ các quốc gia thành viên EU chịu trách nhiệm thực hiện.Hiện nay, Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của EU./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lyft sẽ thu thêm phụ phí nhiên liệu tạm thời để hỗ trợ lái xe
11:03' - 15/03/2022
Công ty chia sẻ xe Lyft ngày 14/3 thông báo sẽ tính thêm phụ phí nhiên liệu tạm thời vào chi phí đi xe như một khoản “hỗ trợ” cho các tài xế trong bối cảnh giá xăng tăng.
-
Tài chính
Giá xăng cao kỷ lục, Australia liệu có cắt giảm thuế nhiên liệu?
08:00' - 15/03/2022
Thủ tướng Australia Scott Morrison đang đứng trước những lời kêu gọi từ các thành viên chính phủ nhằm tạm thời bãi bỏ thuế đối với nhiên liệu để giải quyết tình trạng giá cao kỷ lục.
-
Chuyển động DN
Ký kết Hợp đồng EPC nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên ở Việt Nam
18:28' - 14/03/2022
Đây là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên ở Việt Nam; góp phần thực hiện Cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
-
Công nghệ
Australia “chậm chân” trong việc phát triển ngành nhiên liệu hàng không bền vững
14:39' - 14/03/2022
Nỗ lực cắt giảm khí thải carbon của các hãng hàng không Australia có khả năng bị trì hoãn do chính phủ nước này chậm trễ trong việc thiết lập một ngành công nghiệp nhiên liệu máy bay thay thế.
-
Ý kiến và Bình luận
Tại sao giá nhiên liệu của Mỹ tăng dù hầu như không sử dụng dầu của Nga?
17:38' - 13/03/2022
Số liệu thống kê mới đây cho thấy Mỹ hầu như không sử dụng dầu của Nga. Vì vậy theo lý thuyết, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá dầu và khí đốt tăng đột biến sẽ ít tác động đến nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Anh công bố cải cách tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
10:20'
Chính phủ Anh đang lên kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều cơ hội để Trung Quốc và Mỹ mở rộng thương mại nông sản
09:09'
Trung Quốc và Mỹ có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác nông nghiệp khi Trung Quốc có thể nhập khẩu 30 triệu tấn đậu nành từ Mỹ trong năm thị trường 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Scholz hối thúc Quốc hội Đức thông qua các dự luật quan trọng
09:55' - 14/11/2024
Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp Đức tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo IMF và WB cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump
11:30' - 13/11/2024
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức ECB thận trọng trước nguy cơ chiến tranh thương mại mới
06:30' - 13/11/2024
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo các chính sách bảo hộ từ chính quyền mới của Mỹ sẽ cản trở tăng trưởng toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Airbus ủng hộ thương mại tự do khi lo ngại về thuế quan gia tăng
22:01' - 12/11/2024
Airbus mong muốn các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Trung Quốc và EU về động thái của EU trong việc áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất đạt được một số tiến triển.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu
08:38' - 12/11/2024
Ngày 11/11, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Podesta khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đấu tranh chống biến đổi khí hậu bất chấp việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo nguyên nhân khiến Mỹ Latinh thiệt hại hơn 3% GDP
08:38' - 12/11/2024
Tình trạng tội phạm, bạo lực và mất an ninh tiếp tục là rào cản chính đối với sự phát triển và thịnh vượng của Mỹ Latinh và Caribe.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản
11:33' - 11/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.