Cuba với vấn đề tích lũy tư bản và sở hữu tư nhân
Tuy nhiên, quyết định trên không phải là không có những đắn đo nhất định, đặc biệt là xung quanh vấn đề doanh nghiệp tư nhân và tích lũy tư bản.
Việc hợp pháp hóa sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất rõ ràng đã làm dấy lên những lo ngại ở một số đại biểu. Họ lo ngại rằng điều này sẽ gây ra hiện tượng tập trung của cải và rốt cục sẽ đưa đất nước tới tình trạng bất bình đẳng như phần còn lại của Mỹ Latinh.
Thế nhưng, các nhà kinh tế cam đoan rằng nếu không có tích lũy tư bản thì doanh nghiệp tư nhân không thể phát triển. Các doanh nhân cần tái đầu tư, cần có quỹ để bù đắp những thiệt hại, cần có điều kiện thuận lợi về thuế để khởi nghiệp và những khuyến khích kinh tế cá nhân.
Cuba đã tới thời điểm không thể tránh khỏi việc gia tăng những khác biệt xã hội. Nền kinh tế quốc gia không thể được điều khiển bằng những quy luật xã hội chủ nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo công việc”. Kể từ những năm 1990, mức lương đã mất đi giá trị thực tế và tiên đề thống trị trong nền kinh tế Cuba hiện giờ là “làm theo khôn khéo, hưởng theo mưu mẹo”.
Việc dành điều kiện sống ưu đãi cho những nhà lão thành cách mạng cũng không còn được mặc nhiên thừa nhận trong quần chúng, khi mà những ưu đãi này dần dần biến thành “của hồi môn” và vấn đề nảy sinh khi con cháu các nhà lão thành cách mạng được hưởng lợi thế so với đại đa số bộ phận dân chúng, trong khi không có bất cứ thành tích chính trị nào.
Có thể nói, tình trạng bất công trong xã hội Cuba không phải là sản phẩm của quá trình “cập nhật mô hình kinh tế-xã hội” như các nhà lý luận bảo thủ e sợ, mà đã bắt đầu được tích lũy từ những năm 1990 với nhiều yếu tố khác nhau từ kiều hối, tình trạng USD hóa một phần nền kinh tế tiêu dùng, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, du lịch và sự trưởng thành của thế hệ “con ông cháu cha” đầu tiên trong lòng cách mạng.
Tóm lại, dù theo cách này hay cách khác, các biện pháp cải cách sẽ hướng tới việc hợp pháp hóa những gì trên thực tế đã tồn tại trong xã hội. Đó là hoạt động tự doanh, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trá hình hay những hoạt động kinh doanh trên thực tế là của nước ngoài nhưng có người Cuba quản lý về danh nghĩa.
Với những thay đổi này, toàn bộ “thế giới ngầm” có lịch sử rất nhiều năm có thể bắt đầu được tích hợp dần dần vào nền kinh tế hợp pháp của Cuba. Việc đưa các chính sách, quy định, luật pháp đến với thực tiễn cuộc sống trên thực tế lại có thể giúp cho việc phân chia của cải chính xác hơn, đơn cử như qua việc thu những khoản thuế mà trước đây chưa ai từng đóng.
Tất nhiên đối với Cuba, sẽ có nhiều thách thức và những bước vấp ngã. Nhiều nhà kinh tế chắc chắn rằng nếu không cho phép việc tập trung của cải thì những người tự doanh không bao giờ có thể trở thành những doanh nhân thực sự.
Không có tích lũy tư bản, những người có thể trở thành ông chủ của những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là những đối tượng nhận nguồn tiền từ nước ngoài hay những người có điều kiện “tích lũy tư bản” trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nói cách khác là những kẻ tham nhũng hoặc giới tội phạm.
Bằng cách này hay cách khác, việc tập trung của cải sẽ dẫn tới việc gia tăng cách biệt xã hội giữa người dân Cuba, bên cạnh thực tế là việc tích lũy tại một nước nghèo thường dẫn tới việc một thiểu số nhỏ chiếm giữ phần lớn của “miếng bánh tăng trưởng”, trong khi rất nhiều người thậm chí còn không thể nếm qua mùi vị.
Việc triển khai những văn kiện định hướng trên vào thực tế sẽ còn mang tới vô số dấu hỏi lớn, đơn cử như việc mỗi doanh nghiệp cỡ vừa có thể được ký hợp đồng thuê bao nhiêu nhân công? Đâu là những giới hạn của việc tích lũy tư bản?
Những cơ chế phân chia của cải trong hiện trạng kinh tế mới sẽ như thế nào? Hay nhà nước sẽ đảm bảo công bằng về cơ hội trong xã hội ra sao?
Những khái niệm như “doanh nghiệp tư nhân” hay “tích lũy của cải” có thể khiến một số người e ngại và một số người khác phấn khích, nhưng chừng nào các chi tiết chưa được định dạng rõ ràng, thì đây vẫn chỉ là cuộc tranh cãi về các khái niệm trừu tượng. Chính những chi tiết đó sẽ là những yếu tố thực sự định nghĩa mô hình kinh tế xã hội của Cuba trong tương lai.
- Từ khóa :
- cuba
- tích lũy tư bản
- sở hữu tư nhân
- cải cách kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ phạt các công ty vi phạm lệnh cấm vận chống Cuba
09:52' - 29/06/2017
Văn phòng Quản lý tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ phạt Công ty bảo hiểm American International Group (AIG) của Mỹ 148.698 USD do vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba và Trung Quốc cam kết thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại
12:53' - 25/06/2017
Ủy ban Liên chính phủ Cuba – Trung Quốc vừa tiến hành kỳ họp lần thứ 29 tại Bắc Kinh, trong đó hai bên cam kết thúc đầy quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ chính sách bao vây cấm vận chống Cuba từ hơn 5 thập kỷ qua
18:47' - 23/06/2017
“Việt Nam phản đối mọi lệnh bao vây cấm vận đơn phương của quốc gia này áp đặt lên quốc gia khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Cuba khai thác tiềm năng du lịch từ những di tích lịch sử
06:10' - 20/06/2017
Ngoài những bãi biển hoang sơ và nắng vàng rực rỡ gần như quanh năm suốt tháng, Cuba còn thừa hưởng một kho tàng lịch sử phong phú có tiềm năng du lịch to lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân Cuba tin tưởng vào sức mạnh nội tại
13:26' - 19/06/2017
Chia sẻ tâm trạng lo lắng về chính sách mới với Cuba của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều người dân hay hộ kinh doanh cá thể tại quốc đảo Caribe vẫn lạc quan tin tưởng vào sức mạnh nội tại của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.