Cục Hàng hải kiểm tra giá cước vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển
Liên quan đến tình hình giá cước vận tải và các loại phụ thu của các hãng tàu, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, giá cước vận tải biển quốc tế đã bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới từ cuối năm 2020 do biến động của dịch COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tuyến vận tải đi châu Âu và châu Mỹ.
Giá cước đạt đỉnh cao nhất vào tháng 9/2021 và giảm dần, đến nay mức giá giảm khoảng 50% so với thời kỳ đỉnh điểm và vẫn đang có xu hướng giảm. Đối với giá cước vận tải nội địa cũng giữ ổn định do mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa còn gay gắt.
Để có giải pháp hạn chế hãng tàu tăng giá cước vận tải và tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc niêm yết giá, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thực hiện các đợt kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.Theo đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá cước vận tải biển và các loại phụ thu của hãng tàu; đề xuất giải pháp quản lý hoạt động tuyến vận tải tải container.
Về một số khó khăn của các doanh nghiệp vận tải nội địa do giá nhiêu liệu tăng cao, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, thời gian qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư về giám thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Về phía Bộ Giao thông Vận tải cũng đã giảm một loạt các phí liên quan đến dịch vụ hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục đánh giá, phân tích tình hình trong thời gian tới để có đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Số liệu Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước đạt hơn 670 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng biển đã đạt 92% so với kế hoạch của năm.
Đáng chú ý, sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu đều suy giảm. Cụ thể, hàng xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt hơn 163 triệu tấn, giảm 3% với cùng kỳ năm 2021. Hàng nhập khẩu cũng giảm 3%, ước đạt hơn 191 triệu tấn. Đối với mặt hàng nội địa có xu hướng tăng nhẹ, ước đạt hơn 314 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, khối lượng hàng container thông qua cảng biển 11 tháng đầu năm 2022 ước đạt gần 23 triệu Teus, tăng 5% so với năm 2021.
Theo các chuyên gia kinh tế, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển và vận tải biển đều đối mặt với khó khăn trước nguy cơ suy thoái kinh tế khi nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu giảm mạnh, áp lực lạm phát cũng như tác động của chính sách Zero COVID từ Trung Quốc và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Điều này khiến lượng hàng hóa qua các cảng đều bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng cũng khá ì ạch. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh để tránh những thiệt hại trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, một số doanh nghiệp cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng... vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Thậm chí, có cảng đã đạt chỉ tiêu kế hoạch của năm ngay từ quý III/2022 như Cảng Hải An (Hải Phòng).
Theo báo cáo tài chính, luỹ kế sau quý III/2022, doanh thu Cảng Đà Nẵng đạt 863 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 245 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 71% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 197 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Tại Cảng Hải Phòng, chỉ tiêu lợi nhuận tháng 10 thậm chí đã vượt 30,3% so với kế hoạch đề ra, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, 10 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Cảng Sài Gòn ước đạt 1.041,2 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 81% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 250,9 tỷ đồng, bằng 70% so với cùng kỳ và đạt 65% kế hoạch năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giá cước vận tải biển tiếp tục giảm - dấu hiệu suy thoái của kinh tế toàn cầu
18:41' - 08/09/2022
Số liệu của S&P Global Market Intelligence cho thấy, giá cước vận chuyển tiếp tục giảm khi khối lượng thương mại toàn cầu tăng chậm lại, do nhu cầu giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan muốn chuyển 100% nợ của Thai Airways International thành cổ phiếu
15:05' - 20/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bị chuyển đổi nợ của hãng hàng không quốc gia Thai Airways International thành vốn chủ sở hữu.
-
Doanh nghiệp
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics
13:46' - 20/11/2024
Ngày 20/11, Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
13:20' - 20/11/2024
Thừa cân, béo phì và chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều nước ngọt và đồ uống có cồn dẫn đến tăng huyết áp và các rối loạn chuyển hóa. Điều này kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.