Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Theo Cục Hàng không Việt Nam, thực tế khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã vượt quá khả năng đáp ứng của các công trình hiện có tại Cảng.
Trong các năm tới, nhu cầu tăng trưởng của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn đạt trung bình từ 15%/năm trở lên, cho đến khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác vào năm 2025, nhu cầu khai thác sẽ ở mức khoảng 50-60 triệu hành khách.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu hoàn thiện các phương án điều chỉnh quy hoạch (trong đó có các phương án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về phía Bắc) bao gồm ba phương án 1, 2 và 3.
Dựa trên các phương án của đơn vị tư vấn, Cục Hàng không đề xuất lựa chọn phương án 3 làm phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, phương án này sẽ giữ nguyên hệ thống đường hạ cất cánh (HCC), cải tiến hệ thống đường lăn: xây mới bổ sung 1 đường lăn song song nằm giữa đường HCC 25L/07R và đường lăn song song E6; xây dựng các đường lăn kết nối đồng bộ đường lăn song song và đường cất hạ cánh; xây dựng 2 đường lăn thoát nhanh nằm giữa 2 đường HCC 25R/07L và 25L/07R.
Đối với hệ thống sân đỗ tàu bay, phương án 3 đề cập tới việc mở rộng sân đỗ tàu bay dùng chung dân dụng, quân sự tại khu đất 19,97 ha (đất vẫn do Bộ Quốc phòng quản lý) để khai thác hàng không dân dụng. Ngoài ra, phương án này cũng mở rộng sân đỗ tàu bay trước nhà ga hành khách lưỡng dụng T3, nâng tổng số vị trí đỗ lên 82 vị trí khai thác.
Đối với quy hoạch khu hàng không dân dụng, phương án này lựa chọn điều chỉnh sẽ xây mới Nhà ga hành khách lưỡng dụng T3 và T4 với công suất thiết kế đạt 10 triệu hành khách/năm, nâng tổng công suất thiết kế của Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên mức 45 – 48 triệu hành khách/năm.
Phương án này cũng lựa chọn xây mới khu dịch vụ kỹ thuật, hangar, sân đỗ tàu bay trước hangar trên khu đất 30ha phía Bắc của Cảng, ngoài ra xây mới khu dịch vụ kỹ thuật gồm khu bảo dưỡng sửa chữa thiết bị máy bay, kho hàng, khu chế biến suất ăn, khu tập kết… tại khu đất 10ha phía Đông Nam của Cảng.
Đối với quy hoạch giao thông, đường trục ra vào sân bay, ngoài các đường kết nối sẵn có, phương án 3 tập trung cải tạo, mở rộng đường 18E nối từ đường Cộng Hòa vào nhà ga hành khách T4, đồng thời cải tạo, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám để nối từ đường Cộng Hòa vào nhà ga T3.
Như vậy, về tổng quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ tăng lên 621,20 ha (không bao gồm đất quân sự quản lý).
Tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 19.350 tỷ đồng, huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, bao gồm vốn nhà nước chỉ đầu tư vào các hạng mục trong khu bay, còn lại huy động vốn xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Sau khi triển khai, nâng cấp, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đạt tiêu chuẩn là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E theo quy định của ICAO, sản lượng vận chuyển hành khách đạt 43 – 45 triệu hành khách/năm, sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 1 triệu tấn hàng hóa/năm, với tổng số vị trí đỗ máy bay là 82 vị trí, loại máy bay khai thác: ATR72, A32, A321, B747, B777/787, A350 và tương đương, phương thức tiếp cận hạ cánh đạt CAT II.
Do tính chất cấp bách của dự án tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để huy động nguồn vốn xã hội hóa.
Theo đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ ứng vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để triển khai ngay dự án này nhằm đáp ứng tiến độ hoàn thành.
Nguồn vốn hoàn ứng cho ACV sẽ được thu xếp theo hình thức: Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ ghi vốn hoàn ứng cho dự án trong kế hoạch bổ sung đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 (bổ sung danh mục dự án sử dụng nguồn vốn dự phòng của đầu tư công trung hạn 2016 – 2020); hoặc cho phép giữ lại khoản thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm của 3 Cảng vụ hàng không (khoảng 190 tỷ đồng/năm 2016) và giữ lại khoản tiền cổ tức trên phần vốn nhà nước hàng năm của ACV (khoảng 150 tỷ đồng/năm 2016) để hoàn ứng cho dự án.
Liên quan tới quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cũng theo Cục Hàng không, Chính phủ và Bộ Quốc phòng đã đồng ý phương án di dời hoạt động quân sự tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sang sân bay Biên Hòa và Cần Thơ, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay này.
Trước đó, tại cuộc họp rà soát các phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra sáng 22/2 tại Trụ sở Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, các đơn vị tư vấn đã đưa ra 3 phương án quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Phương án thứ nhất (phương án được Tư vấn JAC – Nhật Bản nghiên cứu và báo cáo trong dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành) là xây dựng 1 đường cất hạ cánh (HCC) mới ở phía Bắc sân golf, cách đường HCC 25R/07L 1.800 m và xây dựng hai nhà ga mới và các công trình phụ trợ nằm trên khu vực đất sân golf.
Phương án này có công suất hoạt động 78-80 triệu hành khách/năm, tổng mức đầu tư lên đến 201.350 tỷ đồng, thời gian xây dựng trên 15 năm, giải phóng 626.51 ha mặt bằng; trong đó có khu quân sự, sân golf và 322 ha đất dân cư với khoảng 140.000 hộ dân.
Phương án 2 gồm 3 phương án xây dựng đường HCC mới về phía Bắc. Trong nhóm phương án này, phương án có tổng mức đầu tư thấp nhất là 100.961 tỷ đồng, cao nhất là 187.265 tỷ đồng. Thời gian xây dựng từ 10 đến trên 15 năm.
Phương án 3 xây dựng đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh 25L/07R và 25L/07L; xây dựng nhà ga T3 và nhà ga T4 mỗi nhà ga có công suất 10 triệu hành khách/năm; xây dựng khu bãi đỗ và bảo dưỡng kỹ thuật phía Bắc.
Phương án này sẽ nâng tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất lên 43-45 triệu hành khách/năm, trong khi chỉ phải giải phóng mặt bằng 19.86 ha đất quân sự để xây dựng nhà ga, không cần giải toả đất dân sự. Tổng mức đầu tư theo phương án này khoảng 19.350 tỷ đồng, thời gian xây dựng hoàn thành trong 2-3 năm./.
>> 7 phương án chi tiết điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhận định của chuyên gia về việc website cảng Tân Sơn Nhất, Rạch Giá bị tấn công
20:45' - 09/03/2017
Về việc các website của sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hacker tấn công, các chuyên gia cho rằng cần rà soát lại hệ thống và có những phương án để xử lý, tránh những điều tương tự có thể xảy ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng tránh lỡ chuyến bay do phân luồng giao thông quanh sân bay Tân Sơn Nhất
15:31' - 27/02/2017
Việc phân luồng lại nhiều tuyến đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 27/2 có thể gây ảnh hưởng tới việc lưu thông tại khu vực này.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tuyến đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất được phân luồng lại
08:26' - 25/02/2017
Lý do để phục vụ thi công hai cầu vượt tại nút giao thông Trường Sơn - đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (quận Tân Bình) và tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp).
-
Kinh tế Việt Nam
7 phương án chi tiết điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất
18:49' - 22/02/2017
Đơn vị tư vấn là Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC – Bộ Quốc phòng) đã đưa ra chi tiết 7 phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.