Cục Hàng không Việt Nam gửi thư phản đối tới Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc
Ngày 9/1, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tối 8/1/2016, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thư đến Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC), nhắc lại Công hàm chính thức của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Trường Sa, đồng thời phản đối mạnh mẽ hoạt động bay của các tàu bay Trung Quốc đe doạ đến an ninh, an toàn; tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, và không lặp lại hành động tương tự, tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế.
Trong cùng ngày, vì trách nhiệm đối với an toàn hàng không quốc tế, cùng với thư thông báo đã được gửi đến Tổ chức vận tải hàng không quốc tế (ICAO), Cục Hàng không Việt Nam đồng thời gửi thư thông báo đến Nhà chức trách hàng không của các quốc gia thành viên ICAO, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Liên đoàn quốc tế các hiệp hội người lái tàu bay (IFALPA), Tổ chức các Nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay quốc tế (CANSO), Liên đoàn quốc tế các hiệp hội kiểm soát viên không lưu (IFATCA), Hiệp hội các Nhà khai thác hàng không tại Việt Nam (AOC), hơn 100 hãng hàng không quốc tế có các chuyến bay thường lệ trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh, đề nghị phối hợp phản đối hoạt động bay của tàu bay Trung Quốc đã uy hiếp an toàn hàng không.
Cục Hàng không Việt Nam khẳng định:
“Hoạt động của các hoạt động bay nói trên của tàu bay Trung Quốc đã uy hiếp đến an toàn khai thác các đường hàng không quốc tế trên biển Đông được ICAO và các quốc gia liên quan thỏa thuận thiết lập, ảnh hưởng đến việc quản lý điều hành bay của các cơ quan quản lý điều hành bay của Việt Nam đối với vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.
Về phía các cơ quan quản lý điều hành bay của Việt Nam, chúng tôi vẫn đang hết sức nỗ lực giám sát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các hoạt động bay bình thường trong các vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý”.
Trước đó, ngày 6 và ngày 8/1/2016, Cục Hàng không Việt Nam đã có 02 thư gửi Văn phòng đại diện khu vực Chấu Á-Thái Bình Dương của ICAO tại Băng Cốc, đề nghị ICAO với tư cách là tổ chức hàng không quốc tế chịu trách nhiệm điều phối chung phải có biện pháp, giải pháp để các quốc gia không thực hiện những hoạt động bay uy hiếp an toàn đến hoạt động hàng không quốc tế.
Theo thông tin Thông tấn xã đã đưa, liên tiếp từ ngày 01-08/01/2016, một số tàu bay Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động bay vi phạm các quy định và quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay trong vùng trời có kiểm soát trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh mà ICAO giao cho Việt Nam quản lý.
Dữ liệu lưu trữ radar của Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh cho thấy, các tàu bay của Trung Quốc đã bay cắt ngang các đường hàng không L625, N892 (có mực bay được quy định từ FL135 đến FL460, tức là mực bay từ độ cao khoảng 4.000 m, đến độ cao khoảng 13.800 m), M771 (có mực bay được quy định từ FL250 đến FL460, tức là mực bay từ độ cao khoảng 7.500 m đến độ cao khoảng 13.800m); đã bay từ mực bay FL180 đến FL265 (tức là mực bay từ độ cao khoảng 5.400 m đến độ cao khoảng 8.000 m, có trường hợp đã bay lên đến độ cao 10.000m), cao hơn mực bay tối thiểu của các đường hàng không nêu trên.Các tàu bay nêu trên của Trung Quốc đã không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và cũng không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.
Cục Hàng không Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, đã và đang phối hợp với ICAO và các tổ chức, hiệp hội quốc tế, các hãng hàng không quốc tế liên quan yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hoạt động bay tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì an toàn hàng không ở Biển Đông./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cục hàng không Việt Nam khẳng định máy bay Trung Quốc vi phạm các quy định của ICAO
08:53' - 09/01/2016
Cục Hàng không Việt Nam đã tiếp tục có văn bản gửi văn phòng Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO), văn bản này ghi rõ máy bay Trung Quốc đã vi phạm các quy định của ICAO.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.