Cuộc cạnh tranh trên thị trường thanh toán số Việt Nam đang nóng dần
Theo nội dung bài viết, thị trường thanh toán số có tốc độ tăng trưởng cao nhưng đang bị phân mảnh ở Việt Nam đang đứng trước một làn sóng sáp nhập sau vụ sáp nhập gần đây giữa dịch vụ ví điện tử VIMO và mPOS - một doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ POS (point-of-sale, điểm bán hàng). Một chuyên gia phân tích dự báo sẽ có nhiều công ty phải rời bỏ thị trường này do cạnh tranh đang nóng dần.
Tuần trước, VIMO và mPOS thông báo hai bên đã sáp nhập và hoạt động dưới một thương hiệu chung là NextPay. Với 1,5 triệu người sử dụng ví điện tử và hơn 35.000 điểm chấp nhận POS trên khắp 45 tỉnh, thành, pháp nhân mới ước tính sẽ xử lý khoảng 1,5 tỷ USD giao dịch thanh toán trong năm nay. Đó là một con số đáng kể trên thị trường thanh toán số với tổng giá trị thanh toán ước khoảng 8,5 tỷ USD ở Việt Nam trong năm 2019, tăng 20% so với năm ngoái. Mặc dù thương vụ sáp nhập này đã được hai doanh nghiệp khởi nghiệp có trụ sở ở Hà Nội này lên kế hoạch từ rất lâu vì cả hai đều được thành lập vào năm 2014 bởi NextTech do ông Nguyễn Hòa Bình lãnh đạo nhưng động thái này vẫn thu hút sự chú ý trên thị trường fintech (tài chính-công nghệ) vốn rất chật chội ở Việt Nam.Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), đến cuối tháng 2/2019, Việt Nam có 29 tổ chức trung gian thanh toán phi ngân hàng được cấp phép, trong đó có khoảng 20 tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử. Bên cạnh đó, có hơn 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động.Marc Einstein, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin ITR có trụ sở ở Nhật Bản, cho rằng các công ty ở Đông Nam Á đang tìm cách noi theo sự thành công của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán số khổng lồ của Trung Quốc như AliPay của Alibaba Group Holding hay WeChat Pay của Tencent Holdings. Chuyên gia Einstein cho rằng đó giống như một cuộc đua tìm vàng nhưng chỉ có một số ít người chơi sẽ thành công ở một quốc gia như Việt Nam.Trong bối cảnh dịch vụ thanh toán số đang trở nên phổ biến, ông Nguyễn Hòa Bình, nhà sáng lập VIMO và mPOS và sẽ giữ chức Chủ tịch NextPay, tin rằng doanh nghiệp mới sáp nhập sẽ tiếp tục phát triển. Theo vị doanh nhân này, NextPay đang trong quá trình hoàn tất vòng gọi vốn series B để huy động 30 triệu USD. NextPay đặt mục tiêu tăng trưởng ở trong nước và mở rộng hoạt động ra nước ngoài, trong đó có kế hoạch thâm nhập thị trường Indonesia và Malaysia vào năm tới. Mặt khác, NextPay đã hợp tác với doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng Vaymuon để thử nghiệm các dịch vụ cho vay đối với người bán hàng và người tiêu dùng trong năm nay.Ông Nguyễn Hòa Bình tự tin khẳng định NextPay sẽ có lợi nhuận “hàng triệu USD” trong năm 2019 nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin chi tiết. Trả lời phỏng vấn Nikkei Asia Review, ông Bình nói: “Chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để sáp nhập và huy động thêm vốn để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong 3 năm tới, đồng thời mở rộng sang các thị trường chưa được khai thác ở khu vực Nam Á”. Cũng giống như chuyên gia Einstein, ông Bình tin rằng đang có một cuộc cải tổ lớn trong lĩnh vực này. Ông nói thêm: “Tôi cho rằng trong 2-3 năm tới, có tới 70% doanh nghiệp thanh toán fintech ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa”.Trong khi đó, ông Huy Pham, Giảng viên của Đại học RMIT Vietnam và là một chuyên gia trong lĩnh vực fintech, cho rằng thương vụ sáp nhập mới sẽ mang lại lợi thế cho NextPay bởi vì, mPOS, vốn chuyên tâm vào việc cung cấp dịch vụ đọc thẻ trên điện thoại, có hệ thống khách hàng rộng lớn. Ông khẳng định: “Chắc chắn, NextPay sẽ có lợi thế cạnh tranh so với tất cả những người chơi lớn khác trên thị trường như Momo hay Moca của Grab hay Viettel Pay hoặc Zalo Pay”.Các nhà phân tích cho rằng các công ty thanh toán số sẽ cần phải tập trung vào việc huy động vốn, thu thập dữ liệu khách hàng, mở rộng mạng lưới cửa hàng chấp nhận dịch vụ và mở rộng hoạt động thông qua hệ sinh thái số để tồn tại. Vào đầu năm nay, Momo - dịch vụ thanh toán điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam – đã huy động 100 triệu USD từ công ty Warburg Pincus của Mỹ sau khi được bơm hàng triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs. Trong khi đó, ZaloPay, vốn được hậu thuẫn bởi VNG Corp., “kỳ lân” đầu tiên ở Việt Nam”. Năm ngoái, Grab của Singapore đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Moca của Việt Nam để cung cấp các dịch vụ thanh toán số. AirPay đang nhận được sự hỗ trợ của công ty Internet Sea của Singapore.Sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường thanh toán số ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Chính phủ nước này đang nỗ lực tăng người sử dụng các dịch vụ thanh toán số nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước láng giềng. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy số lượng giao dịch không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện chỉ là 4,9 giao dịch/người, thấp hơn rất nhiều so với con số 59,7 ở Thái Lan, 89 ở Malaysia và 26,1 ở Trung Quốc.SBV đã chọn ngày 16/6 là ngày “không tiền mặt” quốc gia. Theo các tờ báo ở Việt Nam, gần đây, SBV đã thông báo các kế hoạch hủy bỏ hạn mức giao dịch 20 triệu đồng/ngày đối với những người sử dụng ví điện tử. Hiện tại, các dịch vụ ví điện tử ở Việt Nam sẽ phải kết nối với một tài khoản ngân hàng và điều này đã giúp cho các ngân hàng, vốn đang thúc đẩy các sản phẩm thanh toán số, trở thành một phần quan trọng trên thị trường. Sự giao thoa giữa các công ty fintech và các ngân hàng đang dẫn tới một sự cạnh tranh và cả sự hợp tác. Các ngân hàng và công ty fintech đã hợp tác rất tốt bởi họ đang cố gắng tận dụng thế mạnh của nhau. Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển thành một xã hội không dùng tiền mặt trong thanh toán. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông/GDP ở Việt Nam năm 2016 là 19%, trong khi con số này ở Thái Lan chỉ là 12,6%, ở Trung Quốc là 9,2% và Malaysia 7,7%.Theo các số liệu thống kê gần đây, chỉ có 59% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Để tăng con số này, năm nay, Chính phủ Việt Nam đã bật đèn xanh cho các công ty viễn thông thử nghiệm các dịch vụ thanh toán điện tử. Ông Binh Nguyen, chuyên gia của RMIT, cho rằng động thái này có thể sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán điện tử ở khu vực nông thôn, nhưng cũng khiến cho sự cạnh tranh trở nên “quyết liệt hơn”. Vị chuyên gia này nhận định: “Chúng tôi có nhiều hệ thống thanh toán điện tử và nhiều dịch vụ ví điện tử khác nhau nhưng chỉ có một số ít sẽ tồn tại. Doanh nghiệp tồn tại sẽ là những doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ sinh thái thích hợp và để làm được như vậy, họ cần phải có vốn”. Ông Bình cũng dự báo các công ty viễn thông có thể trở thành một “kẻ thay đổi cuộc chơi” vì họ có hạ tầng rộng lớn./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Viettel tại Myanmar ra mắt dịch vụ Ví điện tử MytelPay
13:29' - 18/06/2019
Thương hiệu Mytel của Viettel tại Myanmar vừa khai trương dịch vụ Ví điện tử MytelPay.
-
Doanh nghiệp
EVN sẽ tăng gấp đôi số khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt
11:35' - 18/06/2019
EVN ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ...
-
Chuyển động DN
PVOIL ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ tín dụng
07:15' - 14/06/2019
PVOIL đã tiên phong trong thanh toán mua xăng dầu không dùng tiền mặt và thẻ tín dụng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai bán vé tàu qua ví điện tử
19:02' - 23/04/2019
Ngày 23/4, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Công nghệ VIMO (Tập đoàn NextTech) ký kết hợp tác ra mắt dịch vụ mua vé tàu qua ví điện tử VIMO.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán trở lại trạng thái thanh khoản thấp
16:11' - 22/11/2024
Sau 2 phiên hồi phục mạnh với dòng tiền chảy vào thị trường tăng lên, nhà đầu tư chứng khoán hôm nay lại do dự giải ngân khiến thanh khoản giảm mạnh và chỉ số “loanh quanh” vùng tham chiếu.
-
Chứng khoán
Đâu là điểm đảo chiều của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán?
15:39' - 22/11/2024
Câu chuyện dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ rõ ràng hơn trong năm 2025, khi một số nút thắt liên quan đến vấn đề nội tại đang dần được tháo gỡ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin
15:27' - 22/11/2024
Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.
-
Chứng khoán
Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD
12:01' - 22/11/2024
Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 22/11
09:48' - 22/11/2024
Hôm nay 22/11, có 7 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó 6/7 giao dịch là đăng ký mua vào với một số mã là tâm điểm như: DIG, REE, LSS, PHP…
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 22/11
08:51' - 22/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm POW, VPB, MWG.
-
Chứng khoán
Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động
07:37' - 22/11/2024
Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á mất đà do dự báo kinh doanh thất vọng của Nvidia
17:48' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 21/11 sau khi tập đoàn công nghệ Nvidia làm các nhà đầu tư thất vọng bởi dự kiến tăng trưởng doanh thu chậm.
-
Chứng khoán
Thanh khoản giảm, thị trường chứng khoán tiếp đà tăng
16:19' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục tích cực về mặt điểm số, dù thanh khoản giảm sâu so với phiên giao dịch hôm qua.